Lực cầu mạnh khủng khiếp của khối ngoại chiều nay đã cuốn phăng tất cả áp lực chốt lời, đẩy giá cổ phiếu tăng dữ dội. Tới 163 cổ phiếu trên toàn thị trường tăng kịch trần, trong đó HoSE đóng góp 48 mã, VN-Index tăng bùng nổ 43,73 điểm tương đương 4,22%, mức tăng kỷ lục từ giữa tháng 5/2022...
Lực cầu mạnh khủng khiếp của khối ngoại chiều nay đã cuốn phăng tất cả áp lực chốt lời, đẩy giá cổ phiếu tăng dữ dội. Tới 163 cổ phiếu trên toàn thị trường tăng kịch trần, trong đó HoSE đóng góp 48 mã, VN-Index tăng bùng nổ 43,73 điểm tương đương 4,22%, mức tăng kỷ lục từ giữa tháng 5/2022.
Khối ngoại đổ thêm tới 2.108 tỷ nữa vào mua chiều nay chỉ riêng trên HoSE. Trong khi đó mức bán ra chưa tới 411 tỷ đồng. Lực mua quá lớn này dồn vào nhóm blue-chips VN30, tạo lực đẩy cực mạnh cho điểm số.
VN-Index chốt phiên sáng tăng nhẹ 2,68 điểm, đóng cửa tăng 43,73 điểm. Chỉ riêng điều này cũng cho thấy sức tăng đáng kể trong buổi chiều. VN30-Index đóng cửa cũng tăng vọt 4,83%, là mức tăng mạnh kỷ lục kể từ phiên ngày 17/5/2022. Khối ngoại giải ngân 2.245,9 tỷ đồng trong rổ này, chiếm trên 29% tổng giao dịch.
Tất cả các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất sàn HoSE đều thuộc nhóm VN30. Đó là HPG +285,8 tỷ đồng, VHM +284,6 tỷ, STB +274,8 tỷ, VIC +179,4 tỷ, CTG +121,4 tỷ, MSN +110,4 tỷ, VNM +107,2 tỷ, SSI +104,8 tỷ.
Toàn bộ 10 cổ phiếu vốn hóa lớn mạnh nhất của VN30 kéo VN-Index tới hơn 26 điểm, dẫn đầu là VCB tăng 6,25%, VHM tăng 6,92%, BID tăng 5,64%, VIC tăng 4,24%, GAS tăng 4,41%, CTG tăng 6,88%, HPG tăng 6,87%.
Sàn HoSE có 48 mã kịch trần thì rổ VN30 đóng góp 8 mã. Duy nhất 5 mã của rổ này tăng dưới 3% là NVL, VNM, PLX, SAB và BVH. Hôm nay là phiên tăng cực mạnh của toàn bộ rổ blue-chips, tạo động lực điểm số vượt xa kỳ vọng của những nhà đầu tư lạc quan nhất.
Thực vậy, thị trường tỏ ra cân bằng yếu buổi sáng, thanh khoản thấp, chỉ số còn xanh là nhờ nhóm trụ. Độ rộng của VN-Index cũng khá kém với 131 mã tăng/274 mã giảm. Tuy nhiên khi chỉ số được kéo tăng dựng ngược, toàn thị trường chuyển trạng thái hưng phấn theo. Độ rộng cuối ngày thay đổi hoàn toàn, với 361 mã tăng/92 mã giảm.
Tổng giao dịch khớp lệnh của HoSE phiên chiều đạt khoảng 10.049 tỷ đồng, tăng 61% so với phiên sáng. Dĩ nhiên tiền ngoại là động lực chủ đạo trong rổ VN30, nhưng trên toàn sàn thì chiều nay chiếm khoảng 21%, phần còn lại là nhà đầu tư trong nước. Rõ ràng những người đã chốt lời sớm đã phải chấp nhận chạy đua mua trở lại, hoặc phải lỡ nhịp vì giá biến động quá nhanh.
Với tổng giá trị mua ròng tại HoSE của khối ngoại lên tới 2.168,4 tỷ đồng hôm nay, ước tính tuần này nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu trên 8.700 tỷ đồng. Đây chính là biến số mà thị trường không lường trước được, khi có lượng cầu bổ sung làm các nhịp chốt lời kết thúc rất nhanh. Khối ngoại đang thắng lớn, khi mua đúng đáy và cổ phiếu tăng giá cực mạnh trong vài tuần nay. Đó là minh chứng rõ ràng của việc “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, trong khi nhà đầu tư trong nước không chịu tin thị trường đang được định giá rẻ thì khối ngoại miệt mài mua.
Mặc dù tổng giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay vẫn thấp hơn hôm qua gần 18% nhưng lượng cổ phiếu mất thanh khoản mua ở giá trần khá nhiều. PDR, HPX, DIG, STB, SSI, VND, DXG, CTG... đều là các mã có tiềm năng thanh khoản lớn hơn nữa. Mặt khác các đợt chốt lời lớn như phiên hôm qua không còn dấu vết gì chỉ sau một đêm cho thấy tâm lý thị trường đang cực mạnh.
VN-Index tăng 43,73 điểm, lên mức 1.080 điểm. Như vậy nếu tính từ đỉnh cao tháng 9 vừa qua, chỉ số đã phục hồi được xấp xỉ 50%. Đây là lý do kỹ thuật khiến nhà đầu tư suy nghĩ đến việc chốt lời, một phần vì cổ phiếu cũng đã lãi rất khá. Tuy nhiên lực cầu ngoại là điều bất ngờ lớn, không chỉ góp phần hấp thụ lượng hàng bán ra, mà còn thúc đẩy điểm số, tạo tâm lý FOMO khắp thị trường.
Các thị trường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu giảm trong bối cảnh giới đầu tư đang tìm kiếm sự chắc chắn khi Trung Quốc phát đi tín hiệu về việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng nhân dân tệ hiện chiếm gần một nửa thị trường tiền tệ của Moscow và Ngân hàng Trung ương Nga đang kêu gọi chuyển đổi cân bằng sang đồng tiền của Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Tài chính tin rằng, với một loạt giải pháp đang được khẩn trương tiến hành sẽ góp phần ổn định và đưa các doanh nghiệp phát hành, các nhà đầu tư sớm quay lại thị trường và để thị trường phát triển, vận hành một cách bình thường trở lại.
Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng, mặt trận thống nhất của giới chức Fed đang có nguy cơ tan rã khi các nhà hoạch định chính sách ngày càng có quan điểm khác nhau về tốc độ tăng lãi suất để khống chế lạm phát.
Giá năng lượng giảm đã giúp giảm tỷ lệ lạm phát hàng năm ở khu vực đồng Euro vào tháng 11 lần giảm đầu tiên trong một năm rưỡi trở lại đây. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa kết thúc.
Brussels đang chạy đua để hoàn thiện mức giá trần đề xuất đối với các chuyến hàng dầu của Nga trong những ngày tới sau khi các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đến nay vẫn mâu thuẫn về mức giá trần và về việc liệu có nên liên kết việc này với một gói trừng phạt rộng hơn hay không.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.