Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều vào phiên cuối tuần do dữ liệu lạm phát của Trung Quốc trong tháng 5 phần lớn phù hợp với kỳ vọng.
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều vào phiên cuối tuần do dữ liệu lạm phát của Trung Quốc trong tháng 5 phần lớn phù hợp với kỳ vọng.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,29%, đóng cửa ở mức 21.806,18.
Cổ phiếu của Alibaba niêm yết tại Hồng Kông chốt phiên tăng 1,35% sau khi giảm gần 4% trước đó. Ở một diễn biến khác, cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Mỹ lại chìm trong sắc đỏ, với đà giảm mạnh lên tới 8,13% vào phiên hôm qua sau khi Tập đoàn Ant của Jack Ma và các cơ quan quản lý Trung Quốc tranh cãi về việc khôi phục niêm yết công khai của doanh nghiệp.
Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,42%, đóng cửa ở mức 3.284,83 và Shenzhen Component tăng 1,901%, lên 12.035,15.
Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,49%, đóng cửa ở mức 27.824,29 do cổ phiếu của SoftBank Group giảm 2,01%. Tương tự, chỉ số Topix, Kospi lần lượt giảm 1,32% ,xuống 1.943,09 và 1,13% để kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.595,87.
Chỉ số S&P/ASX 200 tại Úc giảm 1,25%, giao dịch ở mốc 6,932.
Chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản giảm 0,84%.
Xem thêm: Tình trạng bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ
Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Cục Thống kê Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất tháng 5 của Trung Quốc đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 5 cũng tăng gần với kỳ vọng.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ của các đồng bạc khác, ở mức 103,19 sau khi vượt qua mức 103 được ghi nhận gần đây.
Đồng Yên Nhật giao dịch ở mức 133,70/USD, vật lộn để phục hồi sau khi suy yếu từ mức dưới 132 so với đồng bạc xanh vào đầu tuần này. Đồng AUD (đô la Úc) giao dịch tại ngưỡng 0,713/USD.
Xem thêm: 10 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất quỹ ETF mới của Dragon Capital