Trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, nguồn cung trong nước bị gián đoạn, tác động mạnh đến thị trường trong nước nên Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, Bộ Tài chính đã có những đề xuất liên quan đến việc bình ổn giá xăng dầu…
Trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, nguồn cung trong nước bị gián đoạn, tác động mạnh đến thị trường trong nước nên Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, Bộ Tài chính đã có những đề xuất liên quan đến việc bình ổn giá xăng dầu…
Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm, giá xăng dầu liên tục tăng cao do sự phục hồi kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới làm tổng nhu cầu đối với mặt hàng xăng dầu tăng cao. Trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, nguồn cung trong nước bị gián đoạn, tác động mạnh đến thị trường trong nước nên Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, Bộ Tài chính đã có những đề xuất liên quan đến việc bình ổn giá xăng dầu…
Cũng theo Bộ Tài chính, giá dầu thô và các mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới đã tăng rất mạnh, đỉnh điểm có lúc lên tới hơn 120 USD/thùng đã gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Trong nửa đầu năm 2022, thị trường mặt hàng xăng dầu trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động. Nguồn cung trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm mạnh công suất sản xuất và không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết. Trong khi đó, nguồn xăng dầu từ nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
Từ đầu năm 2022 đến nay, công tác điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, Bộ Tài chính đã liên tục trình các giải pháp giảm thuế Bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu (MFN) đối với xăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Bên cạnh đó, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại trong từng kỳ điều hành).
Tất cả các giải pháp trên được đưa ra nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới khoảng 20%. Tính đến ngày 11/7/2022, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 18 kỳ điều chỉnh giá. Hiện giá xăng dầu trong nước đã có dấu hiệu giảm nhiệt trở về mức giá của trung tuần tháng 4.
Vào ngày 19/7, giá xăng nhập khẩu giảm sốc xuống 108 USD/thùng với xăng RON 92 và 112 USD/thùng với xăng RON 95 khiến thị trường trong nước kỳ vọng sẽ có đợt giảm giá mạnh lần thứ ba liên tiếp.
Số liệu cập nhật từ Bộ Công thương cho biết, giá xăng RON 95 nhập từ Singapore rớt mạnh chỉ còn 112 USD/thùng, mức giá này tương đương giá nhập khẩu vào tuần cuối tháng 2, thời điểm xăng về mốc 26.000 đồng/lít. Một số đầu mối xăng dầu dự báo giá xăng có thể về mốc 26.000 đồng/lít, thậm chí xăng RON 92 được dự đoán giảm về 25.000 đồng/lít.
Tuy nhiên, do một số bất ổn nên mặt hàng xăng dầu trong nước dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn từ biến động về giá và nguồn cung trên thị trường thế giới trong thời gian tới. Do đó, trong văn bản số 209/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng cuối năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu, đánh giá kỹ tác động đến ngân sách nhà nước để chuẩn bị sẵn phương án khi cần thiết nếu còn dư địa để kiểm soát mặt bằng chung...
Trước đó, trong kỳ điều chỉnh ngày 11/7, giá xăng dầu cũng được điều chỉnh giảm rất mạnh từ 3.088 đồng/lít - 3.103 đồng/lít, còn các mặt hàng dầu cũng hạ 2.008 đồng/lít - 3.022 đồng/lít. Cụ thể, xăng E5RON92 không cao hơn 27.788 đồng/lít (giảm 3.103 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.886 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 29.675 đồng/lít (giảm 3.088 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Cùng với đó, dầu điêzen 0.05S không cao hơn 26.593 đồng/lít (giảm 3.022 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít (giảm 2.008 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.712 đồng/kg (giảm 2.010 đồng/kg so với giá bán hiện hành).
Theo Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 02 kỳ điều hành giá ngày 01/7/2022 và ngày 11/7/2022 là giảm mạnh: 128,707 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 19,070 USD/thùng, tương đương giảm 12,90% so với kỳ trước); 136,530 USD/thùng xăng RON95 (giảm 18,314 USD/thùng, tương đương giảm 11,83% so với kỳ trước; 140,858 USD/thùng dầu hỏa (giảm 21,062 USD/thùng, tương đương giảm 13,00% so với kỳ trước); 146,705 USD/thùng dầu điêzen (giảm 20,690 USD/thùng, tương đương giảm 12,36% so với kỳ trước); 533,750 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 72,645 USD/tấn, tương đương giảm 11,980% so với kỳ trước).