Lạm phát Việt Nam đang trong tầm kiểm soát

Thứ tư, 20/07/2022 | 13:55 Theo dõi CFĐT trên

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo về kinh tế Việt Nam, sau cuộc tham vấn thường niên giữa Ban Điều hành IMF và Chính phủ. Theo đánh giá của tổ chức này, các chính sách thận trọng của Việt Nam trong đại dịch đã giúp duy trì giai đoạn tăng trưởng cao, giá cả ổn định và tỷ lệ nợ công thấp. GDP được dự báo tăng 6% và lạm phát là 3,9% năm nay.

Theo đánh giá của tổ chức này, các chính sách thận trọng của Việt Nam trong đại dịch đã giúp duy trì giai đoạn tăng trưởng cao, giá cả ổn định và tỷ lệ nợ công thấp. GDP được dự báo tăng 6% và lạm phát là 3,9% năm nay.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đánh giá lạm phát của Việt Nam đã nhích lên nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu kiểm soát dưới 4% của Chính phủ.

Nhìn vào kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá cao kể từ quý I/2020 khi dịch COVID-19 xuất hiện và làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, nền kinh tế quý II đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 10 năm gần đây, đạt 7,72% với tốc độ tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ lần lượt là 3,02%, 8,87% và 8,56%.

Một số ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao 2 con số trong quý II/2022  như: Dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,92%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 16,7%; nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 14%; hoạt động dịch vụ khác tăng 16,6%. Các ngành này có mức tăng trưởng ngoạn mục, tuy nhiên, khi so sánh với quý II năm 2019, là năm trước khi xảy ra đại dịch thì vẫn có mức tăng trưởng thấp. Nghĩa là quy mô các ngành này (theo giá so sánh) chưa trở về hoặc xấp xỉ mức cách đây 3 năm.

Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thành công của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát 6 tháng đầu năm.

Mặc dù từ đầu năm đến nay có nhiều yếu tố tác động làm tăng CPI như giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt, bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 6 tháng tăng 25,92% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm. Giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở,… cũng tăng tác động đến CPI.

Tuy nhiên, một số yếu tố đã giúp kiềm chế lạm phát những tháng đầu năm gồm có: Giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm. Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% vì một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Đặc biệt, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội. Các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 01/4/2022.

“Có thể nói, đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. Tuy nhiên, tôi cho rằng, diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ khi trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hương, cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Ngày mai, giá xăng có thể tiếp tục giảm mạnh 3.000 đồng/lít

Ngày mai, giá xăng có thể tiếp tục giảm mạnh 3.000 đồng/lít

Theo dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngày mai (21/7), giá xăng có thể giảm mạnh từ 2.500 đồng/lít – 3.000 đồng/lít do giá thế giới đi xuống. Nếu dự báo trên là chính xác, giá xăng trong nước sẽ có kỳ điều chỉnh giảm lần thứ 3 liên tiếp.
Lạm phát ở Anh thiết lập mức đỉnh mới

Lạm phát ở Anh thiết lập mức đỉnh mới

Lạm phát tháng 6 ở Anh đạt mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua khi giá thực phẩm và năng lượng tiếp tục tăng cao, làm trầm trọng thêm khủng hoảng về chi phí sinh hoạt của quốc gia này.
Khẩn trương báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu

Khẩn trương báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu

Chính phủ yêu cầu khẩn trương báo cáo phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế đối với xăng dầu theo quy định.
Thơ Nguyễn Văn Long: Rơi cỏ

Thơ Nguyễn Văn Long: Rơi cỏ

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Chứng khoán Mỹ phục hồi khi giới đầu tư tin thị trường đã chạm đáy

Chứng khoán Mỹ phục hồi khi giới đầu tư tin thị trường đã chạm đáy

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào phiên 19/7 khi giới đầu tư đón nhận những con số tích cực từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đồng thời đặt cược rằng, thị trường đã tìm thấy đáy.
Cổ phiếu VC5 tiếp tục trong diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu VC5 tiếp tục trong diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu của CTCP Xây dựng số 5 (UPCoM: VC5) được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM hồi tháng 5/2016. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, HNX đã liệt mã cổ phiếu này vào danh sách hạn chế giao dịch.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp