Chiến sự Ukraine khiến nhiều nước chìm sâu trong nợ

Thứ ba, 19/04/2022 | 10:35 Theo dõi CFĐT trên

Trong suốt thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã tích lũy cả núi nợ khi lạm phát và lãi suất ở mức thấp. Trong hai năm qua, việc vay mượn càng tăng tốc để bù đắp chi phí tăng cao vì Covid-19.

Sau đó, xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga đã khiến giá lương thực, năng lượng và nhiều loại hàng hóa tăng vọt. Đáng nói hơn, nó diễn ra đúng thời điểm nhiều ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Từ Islamabad, Cairo đến Buenos Aires, các quan chức chính phủ đang phải vật lộn với giá nhập khẩu tăng và khối nợ phình to do đại dịch.

Hai trong những ví dụ điển hình về rủi ro mà các nước đang phát triển phải đối mặt là Sri Lanka và Pakistan. Cả hai đều sa lầy vào khủng hoảng chính trị, nhất là khi chiến sự nổ ra ở Ukraine. Dự trữ ngoại hối của cả hai đã giảm đến mức chỉ có thể thanh toán cho hàng nhập khẩu trong một hoặc hai tháng, theo dữ liệu của các ngân hàng trung ương, nhà phân tích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Đầu tuần trước, Sri Lanka cho biết họ sẽ tạm ngừng thanh toán nợ nước ngoài và yêu cầu hỗ trợ tài chính khẩn cấp từ IMF. Bộ Tài chính nước này cho biết khủng hoảng Ukraine và đại dịch đã làm ảnh hưởng đến doanh thu du lịch, khiến họ không đủ tiền trả nợ.

Người dân Sri Lanka xếp hàng mua xăng ở thủ đô Colombo ngày 17/3. Ảnh: AFP
Người dân Sri Lanka xếp hàng mua xăng ở thủ đô Colombo ngày 17/3. Ảnh: AFP

Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp Sri Lanka do lạm phát kỷ lục, mất điện kéo dài và thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng cơ bản như thuốc men và khí đốt. Theo nhà cung cấp dữ liệu CEIC, lạm phát nước này đạt 17,5% trong tháng 2. Nợ công liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng tăng cao trong thập kỷ qua. Các khoản nợ đáo hạn trong năm nay tổng cộng là 7 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại hối của nước này chỉ là 2,3 tỷ USD.

Chương trình hỗ trợ của IMF với Pakistan cũng đang bị đình chỉ sau khi cựu Thủ tướng Imran Khan cuối tháng 2 công bố kế hoạch trợ cấp điện và nhiên liệu trị giá 1,5 tỷ USD mà không có sự chấp thuận của tổ chức này. Ông đã mất chức vào ngày 9/4, do chi phí sinh hoạt tăng cao. Giá tiêu dùng ở Pakistan đã tăng 12,7% trong tháng 3 so với cùng kỳ 2021, theo CEIC.

Nền kinh tế Ai Cập cũng gặp khó do đại dịch tấn công vào du lịch. Hiện tại, họ còn đối mặt với lạm phát cao và sự tháo chạy của nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng trung ương của Ai Cập đã hạ giá nội tệ tới 14% vào tháng 3 để mở đường cho sự hỗ trợ của IMF. Trước đây, chính phủ nước này áp dụng cơ chế neo tỷ giá để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.

"Cuộc chiến ở Ukraine chính là đỉnh điểm. Vì vậy, họ cần phải phá giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu nhiều hơn", James Swanston, nhà phân tích thị trường mới nổi tại Capital Economics ở London, cho biết.

Ai Cập lâu nay đã phải đối mặt với thách thức kinh tế, gồm nghèo đói gia tăng và lực lượng lao động giảm. Nước này đã vay khoảng 20 tỷ USD từ IMF kể từ năm 2016, đứng thứ hai sau Argentina về quy mô nhận viện trợ từ tổ chức này kể từ thập niên 80. Trong năm 2020 và 2021, chính phủ Ai Cập đã chi hơn 40% thu ngân sách để trả nợ và dự kiến việc này lặp lại trong năm nay.

Ngay sau khi Ai Cập phá giá đồng tiền, các quốc gia vùng Vịnh đã cam kết bơm 22 tỷ USD vào nước này. Liên minh châu Âu cũng cấp thêm 100 triệu euro để chống lại giá lương thực tăng cao do cuộc chiến ở Ukraine. Các nhà kinh tế cho biết Ai Cập có khả năng sẽ tìm thêm sự hỗ trợ của IMF.

Tunisia là một nền kinh tế khác đang tìm kiếm sự hỗ trợ. Các kệ hàng tạp hóa gần đây đã hết đường, bột mì và các nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng khác. Chính phủ đang trì hoãn việc trả lương cho công chức. Tháng trước, Chính phủ đã nhận được khoản viện trợ 400 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới và hy vọng sẽ nhận thêm từ IMF.

"Sẽ có những cuộc vỡ nợ và khủng hoảng. Khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi những cú sốc như thế này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra", Kenneth Rogoff, Nhà kinh tế tại Đại học Harvard, đánh giá. Theo ông, các thị trường mới nổi và đang phát triển chịu thách thức lớn nhất.

Dù IMF không dự báo xảy ra khủng hoảng nợ toàn cầu vào thời điểm này, nhưng "có rất nhiều rủi ro khiến chúng tôi lo ngại", Ceyla Pazarbasioglu, Giám đốc chiến lược, chính sách và đánh giá của IMF cho biết.

Hôm nay, bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 sẽ tham dự cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu của họ là tìm ra cách mở rộng và đẩy nhanh khuôn khổ giải quyết nợ cho các quốc gia đang phát triển gặp khó khăn.

Tỷ lệ nợ trên GDP của toàn cầu đã tăng 28 điểm phần trăm, lên tương đương 256% GDP năm 2020. Đây là mức chưa từng thấy kể từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20, Kenneth Rogoff nói.

Trong khi các nước giàu gặp ít khó khăn trong việc trả nợ nhờ lãi suất vẫn ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế vững chắc, các nền kinh tế phát triển đang cảm thấy áp lực. Khoảng 60% các quốc gia có mức thu nhập thấp nằm trong chương trình "Sáng kiến hoãn thanh toán nợ" (DSSI) có nguy cơ hoặc đã rơi vào tình trạng khó trả nợ, tăng 30% so với 2015, theo IMF. Tình trạng khó trả nợ được xác định khi một quốc gia không thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình và phải tái cấu trúc nợ.

"Hầu hết các nước hiện gánh nhiều nợ hơn so với năm 2008. Tôi không thể nói chúng ta sẽ có một cuộc khủng hoảng nợ hay không. Nhưng có một số khoản nợ công đang rất khó trả", Roberto Sifon-Arevalo, Giám đốc phân tích về xếp hạng quốc gia tại S&P Global Ratings, đánh giá.

Những nỗ lực giúp đỡ các nước nợ gặp khó khăn đang trở nên phức tạp do sự tham gia của các chủ nợ mới, ít kinh nghiệm trong hoạt động cho vay. Mục tiêu tìm lợi nhuận trong bối cảnh lãi suất thấp khiến nhiều nhà đầu tư, từ các quỹ hưu trí, công ty đầu tư tư nhân đến các tổ chức tài chính thuộc sở hữu của chính phủ đổ xô cho các nước nghèo vay mượn.

Theo IMF, tỷ lệ cho vay của Trung Quốc với 73 quốc gia DSSI đã tăng lên 18% năm 2020, từ 2% năm 2006. Cùng với đó, cho vay của khu vực tư nhân tăng lên 11% từ 3%. Trong khi đó, tỷ trọng của những người cho vay truyền thống - các tổ chức đa phương như IMF và Ngân hàng Thế giới và những nước thuộc nhóm "Câu lạc bộ Paris" (gồm hầu hết các chính phủ phương Tây giàu có) - đã giảm từ 83% xuống 58%.

"Nếu không hiểu rõ ai là người sở hữu khoản nợ, bạn rất khó thực hiện tái cơ cấu hiệu quả, và kéo tất cả mọi người cùng ngồi lại bàn bạc", Sonja Gibbs, Giám đốc điều hành các sáng kiến chính sách toàn cầu tại Viện Tài chính Quốc tế, một nhóm đại diện cho các ngân hàng toàn cầu, nhận xét.

Theo Vnexpress
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi  tốt nghiệp THPT 2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2022

Theo phương án của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ diễn ra hai ngày 7 và 8/7. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cơ bản giữ ổn định về phương thức tổ chức như năm 2021.
Kinh tế Nga nỗ lực chuyển mình để đối phó các lệnh trừng phạt

Kinh tế Nga nỗ lực chuyển mình để đối phó các lệnh trừng phạt

Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga, các lệnh trừng phạt của phương Tây chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường tài chính "và giờ đây bắt đầu ngày càng ảnh hưởng đến nền kinh tế."
Top10nhomkinh.vn - Chuyên gia trong lĩnh vực cửa nhôm kính tại Việt Nam

Top10nhomkinh.vn - Chuyên gia trong lĩnh vực cửa nhôm kính tại Việt Nam

Cửa nhôm xingfa hiện nay được ứng dụng rất phổ biến tại các công trình nhà ở, biệt thự cao cấp, khách sạn… Nói đến cửa nhôm Xingfa chắc chắn các gia chủ cũng được các kiến trúc sư giới thiệu về độ “HOT” của sản phẩm. Thế nhưng sản phẩm nào cũng có ưu và nhược điểm. Top10nhomkinh.vn là thương hiệu uy tín đầu ngành nhôm kính sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cửa nhôm xingfa thông qua bài chia sẻ này.
Trung Quốc: Bất động sản tăng trưởng nóng giờ đây có thể chỉ là dĩ vãng

Trung Quốc: Bất động sản tăng trưởng nóng giờ đây có thể chỉ là dĩ vãng

S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo đầu tháng 4 rằng, chính sách kiểm soát thị trường nhà ở của Trung Quốc đã “chạm đáy” nhưng phải mất tới vài quý để thị trường có thể cảm nhận được tác động của việc nới lỏng chính sách.
Cổ phiếu ALV tăng phi mã sau khi thoát khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu ALV tăng phi mã sau khi thoát khỏi diện hạn chế giao dịch

Trong phiên sáng 19/4, cổ phiếu ALV tăng trần thêm 1.700 đồng lên mức 13.400 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 67.000 đơn vị.
Tiếp tục lỗ lũy kế, VBH không chia cổ tức

Tiếp tục lỗ lũy kế, VBH không chia cổ tức

Công ty cổ phần Điện tử Bình Hòa (UPCoM: VBH) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 15/4 và vấn đề chia cổ tức được cổ đông quan tâm, Tuy nhiên VBH cho biết, tính đến năm nay doanh nghiệp vẫn đang lỗ lũy kế và sẽ tiến hành chia cổ tức khi lãi lũy kế.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.
Cafe Khởi nghiệp