Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung mới về thu hồi đất, bố trí tái định cư… đang được Bộ TN&MT lấy ý kiến đóng góp của người dân trước khi trình Chính phủ.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung mới về thu hồi đất, bố trí tái định cư… đang được Bộ TN&MT lấy ý kiến đóng góp của người dân trước khi trình Chính phủ.
Sau hơn tám năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, Bộ TN&MT cho biết chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của các bên liên quan, cũng như đời sống, sinh kế của người có đất bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Việc thu hồi đất tại một số địa phương vẫn còn kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi, gây khiếu nại, khiếu kiện.
Do đó, trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều đổi mới trong quy định về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư.
Họp dân trước khi phát hành thông báo thu hồi đất
Để đảm bảo công khai, minh bạch, giảm khiếu nại trong thu hồi đất, dự thảo luật đã sửa đổi quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Cụ thể, nếu như Luật Đất đai năm 2013 quy định trình tự thu hồi đất bắt đầu bằng việc UBND cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất thì theo dự thảo, cơ quan có thẩm quyền phải họp dân trước khi ban hành thông báo thu hồi.
Tham gia cuộc họp, người dân sẽ được phổ biến cũng như cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại khu vực có dự án, thông tin dự án đầu tư; chủ trương, chính sách có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; dự kiến nhu cầu, khu vực bố trí tái định cư, nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Từ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào ý kiến của người dân để xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất.
Đồng thời, dự thảo luật bổ sung nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất ở
Tại Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022, nhằm hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Ban chấp hành Trung ương đặt ra giải pháp là đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất.
Không cưỡng chế thu hồi đất vào ngày nghỉ
Bên cạnh việc quy định thời gian bắt đầu cưỡng chế là trong giờ hành chính như Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung) quy định: Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ; trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế.
Thể chế hóa nội dung này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 96 về lập và thực hiện dự án tái định cư.
Theo đó, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền và phải tuân thủ pháp luật về nhà ở.
Đặc biệt, trừ trường hợp tái định cư tại chỗ, việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành bố trí tái định cư cho người dân, thay vì sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư như quy định hiện nay tại Luật Đất đai năm 2013.
Trong đó, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
Bố trí tái định cư tại chỗ được áp dụng đối với người có đất bị thu hồi tại khu vực có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Trong đó, ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất bị thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất bị thu hồi là người có công với cách mạng.
Ngoài ra, liên quan đến việc bồi thường khi thu hồi đất, theo dự thảo, trường hợp người có nhà ở chung cư bị thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường về nhà ở chung cư không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu, tương tự như chính sách đối với người có đất ở bị thu hồi.
Bổ sung các trường hợp Nhà nước thu hồi đất
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung hai trường hợp thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm xây dựng cơ sở khám chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân và nhà khách của lực lượng vũ trang nhân dân.
Đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, bổ sung thêm các trường hợp gồm:
- Dự án được HĐND cấp tỉnh thông qua sự cần thiết phải thu hồi: Dự án khu đô thị, nhà ở thương mại, khu dân cư nông thôn; dự án sử dụng đất vùng phụ cận các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được tách từ các dự án đầu tư thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
- Dự án lấn biển để sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.