Chỉ số điều kiện tiền tệ (tiếng Anh: Monetary Conditions Index, viết tắt: MCI) sử dụng lãi suất ngắn hạn và tỉ giá hối đoái của một nền kinh tế tiền tệ quốc gia để đánh giá mức độ dễ dàng hoặc thắt chặt của các điều kiện tiền tệ.
Chỉ số điều kiện tiền tệ (tiếng Anh: Monetary Conditions Index, viết tắt: MCI) sử dụng lãi suất ngắn hạn và tỉ giá hối đoái của một nền kinh tế tiền tệ quốc gia để đánh giá mức độ dễ dàng hoặc thắt chặt của các điều kiện tiền tệ.
Chỉ số điều kiện tiền tệ tiếng Anh là Monetary Conditions Index, viết tắt là MCI.
Chỉ số điều kiện tiền tệ (MCI) sử dụng lãi suất ngắn hạn và tỉ giá hối đoái của một nền kinh tế tiền tệ quốc gia để đánh giá mức độ dễ dàng hoặc thắt chặt của các điều kiện tiền tệ. Biện pháp này thường được sử dụng để giúp các ngân hàng trung ương xây dựng chính sách tiền tệ.
Chỉ số điều kiện tiền tệ (MCI) đã trở thành một chuẩn mực để sử dụng trên toàn thế giới.
=> Xem thêm: Chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn là gì? Đặc điểm của chỉ số này
Ngân hàng Canada lần đầu tiên phát triển chỉ số điều kiện tiền tệ vào đầu những năm 1990 nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa lãi suất ở Canada, tỉ giá hối đoái giao dịch tương đối của tiền tệ Canada và toàn bộ nền kinh tế Canada. Ngân hàng cung cấp dữ liệu cho cả MCI và các thành phần của nó trên cơ sở hàng tháng.
Để tính chỉ số điều kiện tiền tệ (MCI), các ngân hàng trung ương của quốc gia thường sẽ chọn một giai đoạn cơ sở và lập biểu đồ trung bình thay đổi lãi suất và thay đổi tỉ giá hối đoái so với giá trị thực của các biến đó.
Về lí thuyết, phép tính toán này cho phép các ngân hàng trung ương giám sát tác động của chính sách tiền tệ ngắn hạn bằng cách liên kết các thay đổi về lãi suất do các ngân hàng trung ương đặt ra với các thay đổi đối với tỉ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của thị trường ngoại hối mở.
Việc tính toán MCI sử dụng thay đổi tỉ giá thương phiếu 90 ngày kể từ năm 1987, sau đó sử dụng thêm hướng di chuyển của tỉ giá hối đoái của đồng đô la Canada (CAD). Tỉ giá hối đoái này đo CAD theo tỉ giá hối đoái C-6. C-6 tính trung bình các loại tiền tệ của 6 đối tác thương mại lớn của Canada, bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
=> Xem thêm: Cổ phiếu quỹ là gì? Những vấn đề quan trọng cần hiểu rõ khi đầu tư
Hiện nay, nhiều ngân hàng trung ương khác sử dụng MCI như một chuẩn mực và một công cụ để giúp hướng dẫn chính sách tiền tệ. Không chỉ các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sử dụng MCI, mà các tổ chức như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng sử dụng phép tính này đối với nhiều nền kinh tế.
Tuy các thành phần của chỉ số vẫn giữ nguyên như nhau, nhưng các tổ chức khác nhau sẽ áp dụng các trọng số khác nhau cho các yếu tố của phương trình. Sử dụng các trọng số khác nhau sẽ phản ánh các điều kiện thực tế trong một nền kinh tế nhất định một cách chính xác. Ví dụ, Tổng cục Kinh tế và Tài chính của Ủy ban Châu Âu hiện sử dụng tỉ lệ 6:1 đối với thành phần lãi suất và tỉ giá hối đoái tương ứng, dựa trên kết quả nền kinh tế trước đó.
Trong một số trường hợp, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng trọng số của các biến trong tính toán MCI. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương thường sẽ sử dụng các tham số không đổi. Ngoài ra, do MCI đưa ra quan điểm về sự dễ dàng hoặc chặt chẽ của một nền kinh tế theo thời gian, tính đơn giản và minh bạch của mô hình có thể hạn chế việc sử dụng nó như là một thước đo chính duy nhất về hiệu quả của chính sách tiền tệ.
=> Xem thêm: Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là gì? Vai trò của chính sách phá giá tiền tệ