Cách chăm sóc trẻ bị hen vào mùa lạnh

Thứ sáu, 15/01/2021 | 17:29 Theo dõi CFĐT trên

Mùa đông đến, nhiệt độ giảm sâu là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh có trẻ nhỏ bởi đây là mùa có nguy cơ cao nhất trẻ nhỏ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Hen phế quản là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Các biến chứng của bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt khi trời lạnh. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị hen.

cach-cham-soc-tre-bi-hen
Cách chăm sóc trẻ bị hen vào mùa lạnh

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nền, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn. Cách chăm sóc trẻ bị hen là hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm.

Hen phế quản ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi thường khó chẩn đoán, và việc điều trị bệnh cho lứa tuổi này cũng gặp nhiều khó khăn.

Trời rét đậm, rét hại làm trẻ bị hen tăng nguy cơ tái phát cơn hen. Mùa đông ở Việt Nam thường lạnh, ẩm khiến trẻ bị hen dễ gia tăng các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, tức ngực...

Những trẻ này vốn đường thở luôn ở trong tình trạng viêm mạn tính, thời tiết lạnh càng tạo điều kiện cho các bào tử nấm mốc xuất hiện nhiều trong không khí, yếu tố này có thể gây ra tình trạng hen phế quản cho trẻ nhỏ.

Tránh những tác động gây ra những cơn hen cho trẻ nhỏ

cach-cham-soc-tre-bi-hen-1
Tránh những tác động gây ra những cơn hen cho trẻ nhỏ

Cách chăm sóc trẻ bị hen trong mùa đông lạnh như sau:

Điều cần nhất để phòng ngừa cơn hen cấp và giảm triệu chứng bệnh hen cho trẻ là cần tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen: không nuôi thú vật như chó, mèo,… trong nhà và phải thường xuyên diệt gián.

Phụ huynh cần cho trẻ đeo khẩu trang, đeo khăn trước khi ra ngoài khi trời lạnh để tránh trẻ hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi dẫn đến tình trạng xuất hiện cơn hen.

Cần tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ bằng các chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung nhiều vitamin C, vitamin E từ các loại thực phẩm tốt như rau xanh, cà rốt, cam, bưởi... để tăng cường chức năng hô hấp.

Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc và những chất tẩy rửa nặng mùi. Tránh sử dụng nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi và côn trùng.

Cùng với đó, chỗ ngủ của trẻ cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn màn bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng.

Không cho thú vật nào vào nơi trẻ ngủ và càng không nên cho trẻ bị hen chơi thú nhồi bông. Dùng cửa sổ để duy trì không khí sạch và trong lành cho ngôi nhà.

Mỗi ngày nên cho trẻ vui chơi nơi thoáng khí. Cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây khởi phát cơn hen như: hải sản, cua, ốc, thịt thú rừng…

Cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh hen hoặc nghi ngờ mắc hen cần được đưa đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, đứa trẻ tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn.

Các dấu hiệu nhận biết chuẩn bị trẻ lên cơn hen là: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm.

Đối với trường hợp này, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh, có thể dùng dưới dạng hít hoặc xông theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ.

Trường hợp đưa trẻ bị hen đi cấp cứu?

cach-cham-soc-tre-bi-hen-2
Trường hợp đưa trẻ bị hen đi cấp cứu?

Thông thường, việc điều trị hen cho trẻ sẽ được thực hiện tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khi trẻ liên tục có cơn hen cấp và gây khó thở nặng nề thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi cấp cứu.

Đối với trường hợp trẻ đã dùng thuốc cắt cơn mà không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc cũng cần sự hỗ trợ của bác sĩ càng sớm càng tốt

Khi trẻ có các dấu hiệu phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở, cánh mũi phập phồng, tím tái môi hay đầu ngón tay là phải đưa đi cấp cứu ngay.

Các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần chú ý

Luôn luôn giữ các thông tin quan trọng để có thể tìm kiếm hỗ trợ cấp cứu.

Hãy liên hệ cho người thân, bạn bè, hàng xóm để giúp đỡ nếu cần.

Gọi ngay lập tức đến bác sĩ, phòng khám hoặc bệnh viện để nhờ sự trợ giúp nếu cần.

Cần nhớ và thông báo với bác sĩ loại thuốc trẻ đang dùng và thời điểm dùng thuốc gần nhất.

Những điều trẻ bị hen không được làm

cach-cham-soc-tre-bi-hen-
Những điều trẻ bị hen không được làm

Cha mẹ không được cho trẻ uống quá nhiều nước, chỉ được uống lượng nước vừa phải. Cha mẹ không được để cho trẻ hít thở không khí ẩm ấm từ vòi tắm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không được cho trẻ thở lại vào túi giấy vòng qua mũi. Không được tự ý cho con dùng thuốc cảm cúm mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Hải Đào
Theo VnMedia.vn Copy
Cảnh giác bệnh viêm họng hạt có thể tái phát khi trời lạnh  

Cảnh giác bệnh viêm họng hạt có thể tái phát khi trời lạnh  

Bệnh viêm họng hạt thường dai dẳng và khó chữa dứt điểm, để nhanh khỏi bệnh, người bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm khô cứng, đồ lạnh…
Mẹo phòng bệnh đúng cách khi trời lạnh

Mẹo phòng bệnh đúng cách khi trời lạnh

Những ngày cuối tháng 12, thời tiết miền Bắc chuyển rét đậm. Để biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh, hãy bỏ túi ngay một số mẹo nhỏ sau nhé.
Nhiệt độ giảm sâu, thận trọng với bệnh liệt dây thần kinh số 7

Nhiệt độ giảm sâu, thận trọng với bệnh liệt dây thần kinh số 7

Những đợt không khí lạnh tràn về sẽ khiến thời tiết ở miền Bắc chuyển sang rét đậm, rét hại và có khả năng xuất hiện băng giá, mưa tuyết. Do vậy, thời tiết lạnh trong thời gian này ở phía Bắc có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến méo miệng.
10 người tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Đức

10 người tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Đức

Đức vừa ghi nhận 10 ca tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 và 6 ca xuất hiện phản ứng phản vệ sau khi tiêm. 
Giá vàng miếng trong nước tăng 250.000 VNĐ/lượng

Giá vàng miếng trong nước tăng 250.000 VNĐ/lượng

Giá vàng thế giới đang giữ xu hướng tăng nhẹ trong phiên đêm qua 14/1 và sáng nay 15/1, đưa giá vàng miếng trong nước lên ngưỡng 56,6 triệu VNĐ/lượng. Giá đô la tự do đi xuống nhưng vẫn giữ được mốc 23.400 VNĐ.
Đối tác nước ngoài vẫn đứng về phía Tổng thống Trump

Đối tác nước ngoài vẫn đứng về phía Tổng thống Trump

Bất chấp các doanh nghiệp Mỹ liên tục quay lưng với Tổng thống Trump, ít nhất một đối tác nước ngoài vẫn ủng hộ Trump Organization.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp