Đã từ rất lâu, chiến dịch tăng lãi suất của Fed luôn khiến các nền kinh tế mới nổi phải lo sợ như là Mexico, Delhi, Jakarta và cùng một số quốc gia khác.
Đã từ rất lâu, chiến dịch tăng lãi suất của Fed luôn khiến các nền kinh tế mới nổi phải lo sợ như là Mexico, Delhi, Jakarta và cùng một số quốc gia khác.
Cụ thể, hồi đầu thập niên 1980, Chủ tịch Fed bấy giờ là ông Paul Volcker đã tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm khống chế lạm phát, điều này khiến các nước Mỹ Latinh rơi vào khủng hoảng khi không thể thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD đúng hạn.
Một thập kỷ sau, kế hoạch tăng lãi suất của Mỹ đã đẩy Mexico vào khủng hoảng. Đến năm 2013, sự nỗ lực thu hẹp chương trình mua trái phiếu của Fed đã dẫn đến sự kiện “taper tantrum”, nhà đầu tư ngoại hoảng sợ tháo chạy khỏi các nền kinh tế mỏng manh như Brazil, Ấn Độ và Indonesia.
Và nếu như đặt bàn cân lên so sánh, lần thắt chặt chính sách tiền tệ này của Fed lại bình yên một cách kỳ lạ.
Mặc dù Fed đang tăng lãi suất với tốc độ dữ dội nhất kể từ thời kỳ ông Volcker nhưng những thách thức, khó khăn lại tập trung chủ yếu ở các nước đã phát triển thay vì những nền kinh tế mới nổi như trước.
Chính Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), chứ không phải Brazil, đang cố gắng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thị trường trái phiếu trong bối cảnh kế hoạch chính sách liều lĩnh của Anh được kích hoạt.
Tuy rằng sự chống đỡ này thể hiện “sức khỏe” của thị trường mới nổi hiện tại đã tốt hơn nhiều so với với quá khứ nhưng vẫn còn quá sớm để các nước buông lỏng cảnh giác.
Khi Fed tăng lãi suất, giá USD nhảy vọt. Chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền lớn trên thế giới, đã tăng 18% trong năm 2022 và đang ở mức cao nhất trong gần 20 năm.
Xem thêm: “Các nền kinh tế mới nổi bị đe dọa bởi một “cơn bão” rủi ro
Nhưng đằng sau con số này là bức tranh phức tạp hơn nhiều.
Trong thời kỳ căng thẳng của thị trường mới nổi, tiền tệ của thị trường mới nổi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Từ tháng 5-12/2013, đồng Real của Brazil và đồng Rupee của Ấn Độ đã giảm 10-13% so với đồng USD. Đồng Rupiah của Indonesia giảm 20% ngay cả khi đồng Euro và đồng Bảng Anh tăng giá.
Thế nhưng trong năm nay, Real tăng giá so với USD, còn rupee và rupiah lần lượt giảm 7% và 10%. Nhưng tỷ giá euro và bảng Anh so với USD lại giảm tới 15% và 18%.
Vậy tại sao thị trường mới nổi chỉ phải chịu tác động tương đối nhẹ nhàng?
Một phần của câu trả lời nằm ở lý do sức mạnh của đồng USD. Trước đây, đà tăng của USD được thúc đẩy bởi tâm lý ngại rủi ro và cuộc tháo chạy của nhà đầu tư tới các tài sản an toàn của Mỹ. Nhưng lần này, sức mạnh của USD chủ yếu phản ánh sự khác biệt giữa các yếu tố kinh tế căn bản và các đợt tăng lãi suất dự kiến.
Hơn nữa, những yếu tố căn bản của các thị trường mới nổi đã được cải thiện rõ rệt: Tốc độ tăng trưởng khá tốt, kho dự trữ ngoại tệ lớn hơn và các thị trường vốn nội địa sâu hơn, giúp hấp thụ các cú sốc tốt hơn.
Thay vì để mặc lạm phát vượt khỏi tầm tay, các Ngân hàng Trung ương của các thị trường mới nổi đã ra tay nhanh chóng, tăng lãi suất sớm hơn hẳn các đồng nghiệp ở những quốc gia giàu có. Trung bình, tỷ lệ lạm phát chuẩn hóa theo tỷ lệ hàng năm của các nước mới nổi trong quý II là 10%, không cao hơn là bao so với Mỹ và châu Âu.
Ngày nay, ngân hàng trung ương châu Âu và Thụy Điển mới là các bên phải nỗ lực để chứng minh uy tín chống lạm phát, chứ không phải cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Ấn Độ hay Brazil.
Bên cạnh đó, các nền kinh tế mới nổi cho đến nay cũng chỉ can thiệp vào thị trường tiền tệ một cách khiêm tốn. Mục đích của họ là ngăn chặn sự mất giá và giảm tác động lạm phát của đồng USD.
JPMorgan Chase cho biết, những nền kinh tế mới nổi ngoài Trung Quốc đã chi khoảng 200 tỷ USD trong năm nay. Đó là một phần nhỏ trong tổng số tiền dự trữ gần 4.000 tỷ USD của họ.
Xem thêm: Đồng USD tăng vọt khiến lương thực “chất đống” tại các cảng