Ngân hàng lớn nhất của Mỹ, JPMorgan Chase, quyết định trích lập dự phòng nợ xấu 1,4 tỷ USD, lưu ý kịch bản chính là kinh tế Mỹ có thể "suy thoái nhẹ" với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn một chút.
Ngân hàng lớn nhất của Mỹ, JPMorgan Chase, quyết định trích lập dự phòng nợ xấu 1,4 tỷ USD, lưu ý kịch bản chính là kinh tế Mỹ có thể "suy thoái nhẹ" với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn một chút.
Các "đại gia" ngân hàng Mỹ vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2022 với dự báo khả năng kinh tế Mỹ "suy thoái nhẹ," lạm phát và lãi suất tăng đang thách thức các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này.
Ngân hàng lớn nhất của Mỹ, JPMorgan Chase, quyết định trích lập dự phòng nợ xấu 1,4 tỷ USD, với lưu ý rằng kịch bản chính mà ngân hàng này đưa ra là kinh tế Mỹ có thể "suy thoái nhẹ" với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn một chút.
Trong khi đó, ngân hàng Bank of America (BoA) cũng trích 403 triệu USD để đề phòng nợ xấu kèm cảnh báo "môi trường kinh tế ngày càng chậm lại."
Ngân hàng Citigroup dành 640 triệu USD và ngân hàng Wells Fargo dành 397 triệu USD cho các mục đích tương tự.
Giám đốc tài chính của Citigroup Mark Mason mô tả triển vọng sắp tới là suy thoái cấp quốc gia (Mỹ) chứ không phải là suy thoái toàn cầu.
Ông cho rằng mùa Đông có nhiệt độ lạnh vừa phải ở châu Âu đến nay là một yếu tố cải thiện triển vọng kinh tế sắp tới, đồng thời lưu ý rằng các khoản nợ tín dụng quá hạn vẫn đang ở mức đặc biệt thấp.
Đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi của người tiêu dùng. Ông Mason sự đoán, kinh tế Mỹ sẽ suy thoái nhẹ vào cuối năm 2023 và "rất dễ kiểm soát."
Việc bổ sung trích lập dự phòng trong quý 4/2022 phản ánh sự thay đổi so với giai đoạn cùng kỳ năm 2021, khi nhiều ngân hàng tăng chi tiêu để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.
Ngân hàng JPMorgan có lợi nhuận đạt 11 tỷ USD, tăng 6% so với một năm trước, trong khi doanh thu tăng 18% lên 34,5 tỷ USD.