Các nhà phân tích của Chứng khoán BIDV (BSC) sử dụng phương pháp dự báo EPS, P/E và xem xét tính toán phù hợp theo phương pháp cổ phiếu trọng số lớn để dự báo VN-Index.
Các nhà phân tích của Chứng khoán BIDV (BSC) sử dụng phương pháp dự báo EPS, P/E và xem xét tính toán phù hợp theo phương pháp cổ phiếu trọng số lớn để dự báo VN-Index.
Theo báo cáo vĩ mô thị trường 2023 của Chứng khoán BIDV (BSC), thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 2 năm thăng hoa với nhiều kỷ lục được xác lập, tuy nhiên thị trường bắt đầu chứng kiến bức tranh tương phản trong năm 2022.
Gam màu tiêu cực lấn át sự lạc quan kể từ tháng 4 và duy trì gần hết năm 2022. VN-Index trải qua thị “trường giá gấu” với mức sụt giảm lớn trên các phương diện điểm số, giá trị vốn hóa thị trường, thanh khoản … nhất là niềm tin của nhà đầu tư bị thử thách rất lớn trong giai đoạn này.
Sự lạc quan và tâm lý tích cực của giai đoạn trước đã giúp VN-Index duy trì được động lực tăng điểm khá tích cực trong quý I/2022, ngày 6/1/2022 VN-Index kết thúc phiên với mức đỉnh lịch sử 1.528,57 điểm – đánh dấu một cột mốc mới cho thị trường Việt Nam.
Xem thêm: Phố Wall đi lên phiên 26/1 với sự dẫn đầu của chỉ số Nasdaq
Dự báo triển vọng thị trường năm 2023, BSC Research đưa ra hai kịch bản cho VN-Index.
Với kịch bản 1, VN-Index có thể đạt 1.028,8 điểm khi tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp trên sàn (EPS) là âm 2%, P/E đạt 11 lần.
Kịch bản 2 tích cực hơn khi VN-Index có thể đạt mốc 1.240,3 điểm tại thời điểm cuối năm với giả định EPS tăng 4%, P/E ghi nhận 12,5 lần.
Về thanh khoản, BSC dự báo giá trị giao dịch trên toàn thị trường ở hai kịch bản lần lượt là 680 triệu USD//phiên và 800 USD/phiên. Khi thị trường qua vùng đỉnh, các dòng tiền bị phân tán sang các kênh an toàn trong môi trường lãi suất cao. Cùng với đó số tài khoản mở mới tăng lần lượt 14% và 17,5 % cho 2 kịch bản. Vốn hóa thị trường tăng tương ứng 4% và 11%.
Theo dự báo của nhóm phân tích, khối ngoại bán ròng 200 triệu USD với kịch bản 1 và mua ròng 700 triệu USD với kịch bản 2 từ kỳ vọng đảo chiều dòng vốn ngoại nhờ hoạt động đẩy mạnh mua ròng từ khối ETFs, Pnotes từ tháng 11/2022 kéo sang năm 2023.
Xem thêm: Tiền phải chảy vào đúng nơi cần tiền