Bộ Xây dựng lên tiếng về việc hỗ trợ nhà ở cho người có công

Thứ hai, 21/03/2022 | 13:36 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Xây dựng sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương trong giai đoạn 2022 – 2025 để thực hiện hỗ trợ.

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Cử tri đề nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng gặp khó khăn về nhà ở, đồng thời tăng mức hỗ trợ, bởi theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27/6/2019 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định theo số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian hỗ trợ đến hết ngày 31/12/2019”.

Về nội dung này, theo Bộ Xây dựng, chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013 – 2019 đã hoàn thành hỗ trợ cho 339.176 hộ của cả nước, đạt 96,7% so với số hộ thực tế sau rà soát (khoảng 350.700 hộ). Sau khi hoàn thành hỗ trợ, nhà ở của các hộ gia đình người có công đều cơ bản đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn 3 cứng "nền cứng, khung tường cứng, mái cứng" và có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, sử dụng các vật liệu xây dựng tốt - bền (như gạch, đá, xi măng, sắt thép, gỗ bền chắc, ngói, tôn...), nhà ở có tuổi thọ trên 10 năm; đảm bảo vệ sinh môi trường, khang trang, kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết. Qua đó, đời sống của các hộ gia đình người có công được nâng cao hơn.

Đến nay, việc thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg đã kết thúc. Bộ Xây dựng đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chính sách và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi Chính sách hoàn thành thì các địa phương vẫn tiếp tục đề nghị bổ sung thêm khoảng 70.000 hộ người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở.

Để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (có hiệu lực từ ngày 15/02/2022). Theo đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày 26/11/2021, tại văn bản số 8622/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về tổng kết chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ ngành liên quan và các địa phương, xây dựng Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ giai đoạn 2021-2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 420/BXD-QLN ngày 15/02/2022 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng cần hỗ trợ cải thiện nhà ở, đồng thời đề xuất mức hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp xây mới nhà ở và trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở. Trên cơ sở báo cáo số liệu và đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Xây dựng sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương trong giai đoạn 2022 – 2025 để thực hiện hỗ trợ.

P.V
Theo VnMedia.vn Copy
Nhạc kịch Sóng: Ước mơ và tình yêu cháy bỏng của thi sĩ Xuân Quỳnh

Nhạc kịch Sóng: Ước mơ và tình yêu cháy bỏng của thi sĩ Xuân Quỳnh

Vở nhạc kịch thuần Việt Sóng do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng lấy cảm hứng từ vẻ đẹp trong thơ và cuộc đời thực của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh chính thức công diễn phục vụ khán giả tại Nhà hát Lớn Hà Nội hai đêm 18 và 19/3. Sóng đã kể câu chuyện đầy cảm xúc về ước mơ và tình yêu của Xuân Quỳnh, đưa khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.
Thiếu giáo viên trầm trọng cho năm học mới

Thiếu giáo viên trầm trọng cho năm học mới

Theo ghi nhận của phóng viên, triển khai chương trình mới năm học 2022 - 2023, hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên (GV) tin học, tiếng Anh (tiểu học, THCS), môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) ở cấp THPT.
Lúng túng triển khai chương trình, sách giáo khoa mới

Lúng túng triển khai chương trình, sách giáo khoa mới

Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu áp dụng với lớp 10, song các nhà quản lý giáo dục cho rằng chương trình mới vẫn còn bất cập, gây khó cho trường.
ĐHĐCĐ Vietinbank Securities: Kế hoạch lợi nhuận vượt 500 tỷ trong năm 2022

ĐHĐCĐ Vietinbank Securities: Kế hoạch lợi nhuận vượt 500 tỷ trong năm 2022

Lãnh đạo CTS cho biết, quản trị hiệu quả chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng cường công tác quản trị rủi ro, chủ động kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm an toàn vốn vẫn là mục tiêu cốt lõi của VietinBank Securities trong năm 2022.
Giá Bitcoin ngày 21/3: Không giữ được phong độ như phiên tuần qua

Giá Bitcoin ngày 21/3: Không giữ được phong độ như phiên tuần qua

Theo thống kê, khối lượng giao dịch Bitcoin ghi nhận trong 24 giờ gần đây vào khoảng 20,44 tỷ USD, vốn hóa của thị trường Bitcoin ghi nhận khoảng 744,5 tỷ USD.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/3: Tiếp tục giằng co trong vùng 1.470-1.475 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/3: Tiếp tục giằng co trong vùng 1.470-1.475 điểm

Thị trường phiên cuối tuần trước tăng 7 điểm với thanh khoản cải thiện, tuy nhiên cả hai bóng nến trên dưới đều dài cho thấy sự lưỡng lự của nhà đầu tư.
Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Sinh học 12 là: Cơ chế di truyền và biến dị, Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh thái học, Tiến hóa…
Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Bài thi gồm 3 môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.
Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều người dân do điện thoại cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công bị các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản. Trong đó có những trường hợp do cho người thân hoặc bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.
Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow 'Làm Mẹ Thật Vi Diệu'

Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow "Làm Mẹ Thật Vi Diệu"

Đồng hành cùng Mẹ Siêu Nhân, mini talkshow Làm Mẹ Thật Vi Diệu ra đời với mục đích làm rõ tâm lý ở mỗ tình huống, cách hành xử của con trẻ lẫn những người mẹ nghệ sĩ trong chương trình. Ở Tập 1 Mini talkshow, ca sĩ Đoan Trang đã chia sẻ bí quyết dạy con; trong khi đó Vân Hugo đồng cảm với Phạm Quỳnh Anh và Thảo Trang...
Cafe Khởi nghiệp