Bộ Công Thương kiến nghị loạt vấn đề "nóng" liên quan Quy hoạch Điện VIII

Thứ sáu, 19/08/2022 | 14:39 Theo dõi CFĐT trên

Sáu nội dung được Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ trong Tờ trình lần này gồm: Rà soát các dự án điện than, điện khí; các dự án điện mặt trời; các chỉ tiêu liên quan đến điện tại Nghị quyết 55-NQ/TW; cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII; về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).

Cụ thể, về rà soát các dự án điện than, điện khí: Việc không đưa một số dự án nhiệt điện than, khí (14.120 MW nhiệt điện than, 1.500 MW nhiệt điện khí) vào dự thảo Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương báo cáo rõ tại Văn bản số 412/BCT-ĐL ngày 22/7/2022, phù hợp với đề nghị của các địa phương, kiến nghị của các chủ đầu tư. Do đó, cơ bản không có rủi ro về mặt pháp lý.

Tờ trình cũng nêu một số chi phí của các tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước đã bỏ ra để khảo sát, chuẩn bị đầu tư dự án, các tập đoàn có trách nhiệm xử lý theo quy định.

Về các dự án điện mặt trời, Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030 các dự án/phần dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư nhưng chưa vận hành với tổng công suất khoảng 2.428,42 MW. 

Bộ Công Thương cho rằng, việc lùi các dự án này sau năm 2030 có thể sẽ gặp những vấn đề về an ninh trật tự xã hội, rủi ro về mặt pháp lý và kinh phi đền bù cho các nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, các dự án nêu trên cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện; tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt. 

Sau này, nếu các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thậm chí rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Liên quan đến các chỉ tiêu Nghị quyết 55-NQ/TW, với thực tế Quy hoạch điện VIII là một phần của Quy hoạch Tổng thể phát triển năng lượng quốc gia và đang dự kiến tổng công suất quy hoạch của các nguồn điện đến năm 2030 đạt 148.358 MW (gồm cả 2.428,42 MW nguồn điện mặt trời nếu được chấp thuận triển khai trước năm 2030), sản lượng điện đến năm 2030 khoảng 551,3-595,4 tỷ kWh và nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ ở mức 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045, cao hơn so với Nghị quyết 55-NQ/TW do giảm quy mô nhiệt điện than.

Bộ Công Thương cũng nhận định Quy hoạch điện VIII cơ bản phù hợp, không vi phạm mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW. Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ về vấn đề này.

Về cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương kiến nghị Thường trực Chính phủ xem xét thông qua đề án Quy hoạch điện VIII với cơ cấu nguồn đến năm 2030. Cụ thể: Tổng công suất các nhà máy điện (đã tính đến 2.428,42 MW công suất các dự án điện mặt trời sau khi đã rà soát nêu trên, đưa vào vận hành trước năm 2030) khoảng 120.995-148.358 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).

Trong đó, thủy điện (tính cả thủy điện nhỏ) đạt 26.795-28.946 MW, chiếm tỷ lệ 19,5-22,1%; nhiệt điện than 37.467 MW, chiếm tỷ lệ 25,3-31%; nhiệt điện khí (tính cả nguồn điện sử dụng LNG) 29.880-38.980 MW, chiếm tỷ lệ 24,726,3%; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) 21.666-35.516 MW, chiếm tỷ lệ 17,9-23,9%, nhập khẩu điện 3.937-5.000 MW, chiếm tỷ lệ 3,3-3,4%.

Với các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ Công Thương đề xuất áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý. Ảnh minh họa

Về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 126/BC-ĐL ngày 21/7/2022 đề nghị Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Cụ thể, với các dự án chuyển tiếp, Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế như Bộ Công Thương đã nêu tại Báo cáo số 17/BC-BCT ngày 27/01/2022 về cơ chế xác định giá bán điện giỏ, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp: nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đảm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.

Với các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như nêu ở trên, để đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý với các dự án.

Với các dự án đã được công nhận vận hành thương mại, đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo để Bộ Công Thương có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các chủ đầu tư nhằm hài hoà lợi ích giữa bên bán - bên mua - người tiêu dùng điện và Nhà nước.

Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ có Quyết định bãi bỏ các Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, Quyết định số 37/2011QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió. Giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị Dự thảo Quyết định, xin ý kiến các bộ, ngành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo qui định của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

Về Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, Bộ Công Thương cho biết thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 229/VPCPCN ngày 11/1/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quyết định quy định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Con gái Chủ tịch Dabaco mong muốn bán 3 triệu cổ phiếu DBC

Con gái Chủ tịch Dabaco mong muốn bán 3 triệu cổ phiếu DBC

Cổ phiếu vừa ghi nhận đà phục hồi với thị giá tăng 71% sau 2 tháng, bà Nguyễn Thu Hiền là con gái ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco (HOSE: DBC) đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu DBC.
Bộ GTVT: Nguồn ngân sách “rất hạn hẹp”, chưa thể mở rộng Quốc lộ 27B

Bộ GTVT: Nguồn ngân sách “rất hạn hẹp”, chưa thể mở rộng Quốc lộ 27B

Mặc dù việc đầu tư mở rộng tuyến QL27B qua Ninh Thuận đã được Thủ tướng phê duyệt, nhưng do nguồn lực hạn hẹp, tập trung cho các dự án quan trọng, cấp bách nên chưa thể cân đối vốn cho dự án này…
Nhiều khuất tất trong quá trình thực hiện Dự án “Khu dân cư tập trung Tổ dân phố 3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông”

Nhiều khuất tất trong quá trình thực hiện Dự án “Khu dân cư tập trung Tổ dân phố 3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông”

Người dân tại Bon U2, U3 thuộc thị trấn Ea T’Linh không đồng thuận với quyết định thu hồi đất của chính quyền địa phương vì cho rằng Dự án “Khu dân cư tập trung Tổ dân phố 3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông” còn nhiều khuất tất từ khâu điều chỉnh quy hoạch, đến việc đền bù giải phóng mặt bằng.
HDBank mong muốn nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém

HDBank mong muốn nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém

“Nối gót” Vietcombank và MB, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) là ngân hàng tiếp theo báo cáo kế hoạch tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng.
Ether tăng 100% kể từ khi chạm đáy vào tháng 6, áp đảo Bitcoin

Ether tăng 100% kể từ khi chạm đáy vào tháng 6, áp đảo Bitcoin

Kể từ thời điểm chạm đáy vào giữa tháng 6/2022, đồng tiền kỹ thuật số Ether đang có phần vượt trội hơn so với Bitcoin khi giới đầu tư dự đoán sẽ có một phiên bản nâng cấp lớn đối với blockchain Ethereum. 
CC1 kế hoạch bán toàn bộ cổ phiếu quỹ trên sàn

CC1 kế hoạch bán toàn bộ cổ phiếu quỹ trên sàn

Thời gian gần đây, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) thông qua kế hoạch lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, đặc biệt là chủ trương bán cổ phiếu quỹ. 
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp