Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).
Theo Bộ Tài chính, do thay đổi Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) từ phiên bản 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi bao gồm 30 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng tập trung ở các nhóm hàng: Chế phẩm ngũ cốc (Chương 19), sơn - véc ni (Chương 32), plastic và sản phẩm bằng plastic (Chương 39), giấy bìa (Chương 48), quần áo (Chương 62), sắt thép (Chương 72), sản phẩm bằng sắt, thép (Chương 73), máy điện, thiết bị điện (Chương 85), bộ phận xe (Chương 87), nhà lắp ghép (Chương 94). Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Hiệp định, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện (Chi tiết tại Phụ lục 2 về nguyên tắc và kết quả chuyển đổi Biểu thuế VKFTA từ AHTN 2017 - AHTN 2022).
Thuế suất VKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Theo lộ trình cam kết, thuế suất trung bình của biểu thuế VKFTA giai đoạn giai đoạn 2022-2029 là 3,78%. Về tổng thể, Biểu thuế VKFTA gồm 11.449 dòng thuế với 11.388 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 26 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số, trong đó 333 dòng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Khu công nghiệp Khai Thành GIC.
Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 6 giai đoạn: Từ 01/12/2022 đến 31/12/2022; (ii) Từ 01/01/2023 đến 31/12/2023; Từ 01/01/2024 đến 31/12/2024; Từ 01/01/2025 đến 31/12/2025; (v) Từ 01/01/2026 đến 31/12/2026; Từ 01/01/2027 đến 31/12/2027.
Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới, tỷ lệ số dòng thuế thuộc danh mục xóa bỏ cam kết theo AHTN 2022 tăng hơn so với AHTN 2017, trong khi số dòng có thuế giảm đi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định VKFTA theo AHTN 2017/2022 được chi tiết sau đây:
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cam kết, thuế suất VKFTA được cắt giảm dần qua các năm như sau: 3,82% (từ 01/12/2022 đến 31/12/2022); 3,8% (từ 01/01/2023 đến 31/12/2023); 3,78% (từ 01/01/2024 đến 31/12/2024); 3,78% (từ 01/01/2025 đến 31/12/2025); 3,78% (từ 01/01/2026 đến 31/12/2026); 3,78% (từ 01/01/2027 đến 31/12/2027).