Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Á

Thứ tư, 22/06/2022 | 11:06 Theo dõi CFĐT trên

Đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga đang đẩy mạnh xuất khẩu dầu cho các khách hàng châu Á từ cảng Kozmino ở vùng Viễn Đông.

Lượng dầu xuất khẩu từ cảng Kozmino của Nga đang tăng 20% nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng từ các khách hàng châu Á.

Nga cho biết họ hy vọng sẽ chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ phương Tây sang châu Á.

Công ty vận tải đường ống Transneft của Nga đã tăng lượng dầu thô được bơm đến cảng Kozmino lên 70.000 thùng/ngày.

Nga cũng có kế hoạch gửi thêm 80.000 thùng/ngày đến cảng Kozmino qua tuyến đường sắt từ Meget.

Các nguồn cung bổ sung này sẽ cho phép cảng Kozmino nâng tổng số dầu xuất khẩu từ cảng này lên khoảng 900.000 thùng/ngày trong những tháng tới.

Theo dữ liệu sơ bộ của hãng nghiên cứu thị trường Kpler (Singapore), lượng dầu thô xuất khẩu qua đường biển của Nga trong 15 ngày đầu tháng 6 đạt tới 3,88 triệu thùng/ngày, tăng gần 7 lần so với mức trung bình ngày trước khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Trong tháng 5, lượng dầu thô xuất khẩu qua đường biển của Nga đạt trung bình 3,81 triệu thùng/ngày - mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là các đối tác nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga.

Cảng dầu Kozmino của Nga. (Ảnh: Reuter)
Cảng dầu Kozmino của Nga. (Ảnh: Reuter)

Thị phần của Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm lần lượt 30% và 20% tổng lượng dầu thô xuất khẩu qua đường biển của Nga. Tổng mức tăng trưởng nhu cầu nhập khẩu dầu thô của 2 nước này hiện tăng tới 1 triệu thùng/ngày so với thời điểm cuối tháng 2 vừa qua.

Giới phân tích cho biết Nga đã giảm giá bán các sản phẩm dầu của mình đến 25% để thu hút các khách hàng mới. Dữ liệu của trang Statista (Đức) cho thấy, giá dầu thô Urals của Nga hiện thấp hơn tới 33,67 USD/thùng so với giá dầu thô Brent; thông thường, 2 loại dầu thô này có giá gần như tương đương.

Những dữ liệu trên càng cho thấy dòng chảy dầu thô của Nga đang dần được tái định hình, chuyển trọng tâm từ thị trường châu Âu sang thị trường châu Á. Trước khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine nổ ra, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga. Trong khi đó, châu Á thường nhập khẩu dầu thô chủ yếu từ các quốc gia Vùng Vịnh như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Tuần trước, EU đã tuyên bố cấm vận đối với dầu của Nga, đồng thời cho biết họ sẽ ngừng nhập khẩu 90% dầu và các sản phẩm từ Nga từ cuối năm nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, mặc dù sản lượng xuất khẩu dầu thô của Nga có thể giảm xuống, nhưng việc giá dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu thô tăng vọt trên toàn cầu đã giúp doanh thu xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 5 lên tới 20 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với tháng 4. Con số này gần như không đổi so với tháng 2, thời điểm trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Theo VTV
Theo VnMedia.vn Copy
Italy đối mặt với ngày thứ 6 bị giảm nguồn cung khí đốt từ Nga

Italy đối mặt với ngày thứ 6 bị giảm nguồn cung khí đốt từ Nga

Công ty Gazprom của Nga đã thông báo sẽ chỉ đáp ứng một phần yêu cầu cung cấp khí đốt của Eni vào ngày 20/6, báo hiệu ngày bị thiếu hụt thứ sáu liên tiếp.
Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước

Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước

Cứ 10 ngày lại điều chỉnh một lần, giá xăng liên tục tăng khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách “đứng ngồi không yên”.
Giá xăng dầu tiếp tục tăng, RON95 lập đỉnh mới

Giá xăng dầu tiếp tục tăng, RON95 lập đỉnh mới

Kể từ 15h chiều nay (21/6), giá xăng E5RON92 tiếp tục điều chỉnh tăng 185 đồng/lít lên mức 31.302 đồng/lít; xăng RON95-III cũng tăng 498 đồng/lít lên đỉnh mới 32.873 đồng/lít. Cùng với đó, các loại dầu điều chỉnh cộng 378 đồng/lít - 999 đồng/lít.
Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Sáng nay (22/6), giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm khoảng 100 nghìn đồng/lượng. Nguyên nhân chủ yếu do chịu tác động từ việc giá thế giới đi xuống.
Buộc tháo dỡ nhiều công trình trái phép trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm

Buộc tháo dỡ nhiều công trình trái phép trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt yêu cầu Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm phải tiến hành tháo dỡ toàn bộ các công trình vi phạm trong 10 ngày, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Những rủi ro trên thị trường tài chính của việc Fed tăng lãi suất

Những rủi ro trên thị trường tài chính của việc Fed tăng lãi suất

Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong phiên họp ngày 15/6 phản ánh mức độ ngày càng cấp bách cần phải kiềm chế lạm phát của cơ quan này.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp