“Bất cập”, hạn chế của một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Thứ bảy, 07/01/2023 | 09:15 Theo dõi CFĐT trên

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, “bất cập”, hạn chế của Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là đã không còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại góp phần thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Hiệp hội nhận thấy, "Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã đúng khi bỏ quy định “bắt buộc” chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 10 héc-ta (hoặc 2 héc-ta) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án (quy định tại khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16, khoản 4 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP; khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP)", ông Lê Hoàng Châu chia sẻ. 

Bởi lẽ, không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trong cùng dự án, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, dự án nhà ở trung cấp vì nếu xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án này thì chi phí tạo lập quỹ đất rất cao (dù được miễn tiền sử dụng đất) và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất nhà ở xã hội cũng rất cao dẫn đến giá thành, giá bán nhà ở xã hội sẽ rất cao (theo tính toán thì giá bán có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2) vượt quá khả năng tài chính của đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội và sau này thì người mua nhà ở xã hội tại đây còn phải chịu chi phí quản lý, dịch vụ cao hàng tháng do cùng sinh sống trong khu vực nhà ở cao cấp, trung cấp. 

Bên cạnh đó, theo HoREA, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có thể đã không đúng khi không còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại góp phần phát triển nhà ở xã hội và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lại xác định trách nhiệm của Nhà nước “đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của dự án”, nhất là thực hiện “đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn” vì ngân sách nhà nước cấp tỉnh có hạn.

Hiệp hội nhận thấy, để thực hiện thành công chính sách nhà ở xã hội thì phải có 02 chính sách quan trọng nhất, trước hết là chính sách tín dụng “hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn” cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và phải có quỹ đất theo quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội, mà muốn tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội thì phải có sự hợp lực của Nhà nước và các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thông qua 02 “kênh”: Một là, Nhà nước thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách trích 10% số thu tiền sử dụng đất và nguồn tài chính của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở xã hội; Hai là, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các khu vực quy hoạch phát triển nhà ở xã hội để có quỹ đất thực hiện dự án nhà ở xã hội, hoặc doanh nghiệp sử dụng quỹ đất sẵn có để thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Cũng theo HoREA, khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16, khoản 4 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 đã đúng khi quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về xã hội hóa đầu tư để huy động nguồn lực từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại để góp phần thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Nhưng trong thực thi Luật Nhà ở 2014 thì lại có “bất cập” tại văn bản dưới luật, bởi lẽ khoản 1, khoản 2 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) quy định các phương thức thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại “phải dành diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội” nhưng lại không phù hợp với thực tiễn nên không đi vào cuộc sống, Nhà nước không thu được “các khoản tiền này” vào ngân sách để phát triển nhà ở xã hội như các quy định “bất cập” sau: Bắt buộc chủ đầu tư phải xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trong dự án từ 10 héc-ta (hoặc từ 2 héc-ta) trở lên; Đối với dự án dưới 10 héc-ta (hoặc dưới 2 héc-ta) thì chủ đầu tư được lựa chọn hoặc xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trong dự án, hoặc chuyển giao quỹ nhà ở xã hội tương đương, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%; Nếu không có nhu cầu thì chủ đầu tư giao lại cho Nhà nước quỹ đất 20% và được hoàn trả chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bỏ quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” thì ngân sách nhà nước sẽ không còn được bổ sung nguồn vốn xã hội hóa từ các dự án nhà ở thương mại để góp phần cùng Nhà nước phát triển nhà ở xã hội, mà thực chất là cả người mua nhà ở thương mại khi trả tiền mua nhà là đã cùng chung tay đóng góp hỗ trợ cho các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội tạo lập được nhà ở xã hội, vì nghĩa vụ (trên đây) của chủ đầu tư đã được tính vào giá bán nhà ở thương mại. 

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, nếu chỉ “trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn” thì số tiền này không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, ngay cả thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 cũng chỉ thu tiền sử dụng đất được 7.560 tỷ đồng nên trích 10% thì cũng chỉ được 756 tỷ đồng mà thôi. Với số tiền ít ỏi này thì khó thể “dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của các dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê”, nhất là Nhà nước không có đủ ngân sách để thực hiện đền bù, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

"Hiệp hội đề xuất nên bổ sung thêm quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn” để phát triển nhà ở xã hội", ông Lê Hoàng Châu nói.

Mặt khác, nếu bỏ quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội và sẽ làm cho “giấc mơ” của đông đảo người dân là người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang muốn được mua, thuê mua nhà ở xã hội ngày càng xa vời.  

Hiệp hội nhận thấy, rất cần thiết bổ sung quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” vào Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để bổ sung một phần nguồn vốn xã hội hóa từ các dự án nhà ở thương mại để thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư là chủ trương lớn của Đảng nhằm huy động các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế để góp phần phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội trong lĩnh vực nhà ở.

Hiệp hội đề xuất Nghị định của Chính phủ sau khi có Luật Nhà ở (mới) sẽ quy định phương thức thực hiện nghĩa vụ của “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội” và sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thì chủ đầu tư được bán toàn bộ sản phẩm của dự án nhà ở thương mại, như sau: 

“Chủ đầu tư nộp thêm vào ngân sách nhà nước một khoản tiền tương đương 20% tiền sử dụng đất của dự án nhà ở thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”, văn bản gửi đi của HoREA nhấn mạnh.

Nhật Lâm
Theo VnMedia.vn Copy
Lâm Đồng tìm chủ đầu tư cho dự án Khu dân cư hơn 820 tỷ đồng

Lâm Đồng tìm chủ đầu tư cho dự án Khu dân cư hơn 820 tỷ đồng

Dự án khu dân cư phía Đông, Thị trấn Đình Văn, huyện Lâm Hà sẽ xây dựng 415 căn nhà xây dựng thô và hoàn thiện mặt ngoài. Trong đó có 72 căn biệt thự, 220 căn nhà liên kế sân vườn và 123 căn nhà phố và hệ thống hạ tầng với tổng mức đầu tư dự án với số tiền hơn 820 tỷ đồng.
Quốc lộ 91C xuống cấp, không đảm bảo ATGT: Bộ GTVT nói gì?

Quốc lộ 91C xuống cấp, không đảm bảo ATGT: Bộ GTVT nói gì?

Cử tri tỉnh An Giang thông qua Ban Dân nguyện đã chuyển đến Bộ GTVT những kiến nghị liên quan đến tình trạng đoạn đường Quốc lộ 91C qua địa bàn thành phố Châu Đốc.
SCIC tiếp tục thoái vốn tại Giải trí Quốc tế Lợi Lai

SCIC tiếp tục thoái vốn tại Giải trí Quốc tế Lợi Lai

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho hay, phiên chào bán đấu giá lô cổ phần (hơn 3,2 triệu cổ phần) của CTCP Giải trí Quốc tế Lợi Lai do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu sẽ diễn ra vào 13/2 tới.
Thơ Nguyễn Văn Long: Hoa Ngày Nở Muộn

Thơ Nguyễn Văn Long: Hoa Ngày Nở Muộn

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/1

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/1

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/1 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Muốn thành công trên Phố Wall? Học Poker, không phải kinh tế

Muốn thành công trên Phố Wall? Học Poker, không phải kinh tế

Có lẽ cuộc thử nghiệm liên quan đến giao dịch nổi tiếng nhất từng được tiến hành là khi nhà đầu tư hàng hóa Richard Dennis đánh cược với đối tác của mình là William Eckhardt vào năm 1983 rằng ông có thể đào tạo một nhóm người nghiệp dư - được mệnh danh là "Những chú rùa" - trở thành những nhà giao dịch tương lai thành công.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp