'Băm nát' quy hoạch ở Hà Nội: Cần làm bung nhóm lợi ích, xử lý cán bộ sai phạm

Thứ sáu, 01/07/2022 | 10:58 Theo dõi CFĐT trên

Liên quan đến việc quy hoạch bị băm nát tại tuyến đường Lê Văn Lương, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, kết luận thanh tra về khu vực đường Lê Văn Lương - Tố Hữu chỉ là một phần của tảng băng chìm về các sai phạm của vấn đề quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng tại TP.Hà Nội.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần thêm các kết luận thanh tra, thậm chí là kết luận điều tra về quy hoạch tại các khu vực khác để làm bung ra các sai phạm, nhóm lợi ích, phải xử lý cán bộ bất kể đương chức hay đã nghỉ vì tội trạng đã làm.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thẳng thắn cho rằng, các thế hệ Chủ tịch UBND TP.Hà Nội trong giai đoạn này là các ông Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Chung điều hành.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng không thể nhân nhượng với tiêu cực, sai phạm mà phải xử lý để đổi mới, tạo ra nếp mới cho xã hội, tránh tạo tiền lệ xấu.

Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr chỉ ra hàng loạt sai phạm trong công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại hầu hết công trình thuộc khu vực này đã bị vạch rõ.

Theo đó, các dự án được lập, chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc tỷ lệ 1/500, rồi điều chỉnh, điều chỉnh nhiều lần (có dự án 5 lần điều chỉnh) nhưng không được công bố công khai minh bạch, dẫn đến tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong quản lý đô thị không biết để quản lý, giám sát thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2003, Luật Xây dựng 2014, Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Trong đó, UBND Hà Nội đã điều chỉnh sai quy hoạch sai quy định pháp luật tổng số 56 đồ án, dự án, công trình được kiểm tra, gồm: 4 đồ án quy hoạch chi tiết; 16 lần điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết; 22 lần điều chỉnh bằng các văn bản chấp thuận.

Hàng loạt cao ốc được nâng tầng trái quy định mọc lên trên đường Lê Văn Lương khiến con đường này luôn quá tải.
Hàng loạt cao ốc được nâng tầng trái quy định mọc lên trên đường Lê Văn Lương khiến con đường này luôn quá tải.

Đối với Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội khi đã có quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở cấp GPXD, quản lý đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn thực hiện chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, điều chỉnh quy hoạch không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, không tính toán hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sai quy định pháp luật, bao gồm: 19 dự án, công trình không xác định chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, phạm vi xây dựng tầng hầm công trình; 10 dự án, công trình ghi số tầng không đúng quy hoạch; 32 dự án công trình có nội dung vi phạm QCXDVN ban hành theo quyết định 682/BXD-CSXD năm 1996.

Đối với Sở Xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng (GPXD) có một số nội dung sai quy định. Trong đó có 12 GPXD không có nội dung màu sắc công trình, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, cấp cốt xây dựng công trình không có cơ sở, có 3 GPXD cấp không phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, tổng mặt bằng, phương án thiết kế được chấp thuận, có 9 GPXD cấp phần hầm vượt chỉ giới xây dựng, có 2 GPXD ghi số tầng không đúng…Về quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt, tổng mặt bằng, phương án thiết kế được chấp thuận và GPXD cũng nhiều sai sót.

Đáng chú ý, Kết luận thanh tra số 39 cũng chỉ ra, từ năm 2007 - 2015, có nhiều dự án, công trình được điều chỉnh từ đất đơn chức năng thành đa chức năng, nâng tầng, tăng mật độ, chất tải lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sai quy định pháp luật.

Nếu xét theo các đời chủ tịch Hà Nội thì đây là giai đoạn ông Nguyễn Thế Thảo làm chủ tịch, ông Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thế Hùng làm Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc và các ông Đỗ Xuân Anh, Nguyễn Thế Hùng, Lê Văn Dục làm Giám đốc Sở Xây dựng.

Các dự án sai phạm có thể kể đến như: dự án khu hỗn hợp văn phòng cho thuê - nhà ở tại ô đất 3.10-NO do liên danh Hadico và Công ty TNHH MTV Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội là chủ đầu tư nâng tầng từ 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở, phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn xây dựng tăng thêm 10.794m2.

Dự án trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở để bán tại ô đất 3.7-CC (tên thương mại Hà Nội Center Point) đã điều chỉnh từ đất công cộng thành phố thành nhà ở cho thuê, thành nhà ở rồi thành hỗn hợp (văn phòng, dịch vụ và nhà cho thuê), mật độ xây dựng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người.

Hay dự án công trình trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê số 19 đường Lê Văn Lương do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai làm chủ đầu tư, cơ quan thanh tra cũng phát hiện Hà Nội 2 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật, điều chỉnh đất ở thành trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, tầng cao từ trung bình 7,5 tầng (7-9 tầng) thành 16 tầng…

Cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp với văn phòng và siêu thị tại ô đất có ký hiệu 2.5HH đường Lê Văn Thiêm, UBND TP Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 3 lần điều chỉnh sai quy định, đã điều chỉnh tầng cao từ trung bình 6,5 tầng thành 25 tầng, điều chỉnh tăng số căn hộ từ 352 thành 740 căn, dân số tăng từ 2.112 người lên 2.652.

Tương tự, tại dự án HAAC1 Time Tower do Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội là chủ đầu tư, cơ quan thanh tra cũng phát hiện UBND TP Hà Nội 2 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật đã điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% lên 59,53%, tăng thêm dân số (tạm tính) 680 người.

Tại dự án tòa nhà hỗ hợp văn phòng và căn hộ chung cư do Công ty CP Xây dựng Licogi 19 là chủ đầu tư, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng cho biết UBND TP Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật, đã điều chỉnh chức năng ô đất từ đất cơ quan sang hỗn hợp, tăng tầng cao từ 8 tầng thành 25 tầng, tăng thêm dân số 648 người…

Theo VTC
Theo VnMedia.vn Copy
Gian nan chống gian lận trong chuyển nhượng nhà đất

Gian nan chống gian lận trong chuyển nhượng nhà đất

Có một thực tế, việc trốn thuế nhờ kê khai “hai giá” đã xảy ra tràn lan ở nhiều nơi và ai cũng biết. Người dân thường khai giá chuyển nhượng cao hơn bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, để “lách” luật. Tuy nhiên, để khắc chế hành vi “khai gian” giá chuyển nhượng bất động sản, từ đó chống thất thu thuế lại khá gian nan. Theo nhiều chuyên gia, Bộ Tài chính nên siết chặt việc này bởi nhờ đó có thể chống thất thu thuế cho nhà nước, lại góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định hơn.
Hàng loạt 'đại dự án' bất động sản ở Đồng Nai bị thu hồi

Hàng loạt 'đại dự án' bất động sản ở Đồng Nai bị thu hồi

Đồng Nai đã hủy bỏ 125 dự án bất động sản nhiều năm không thực hiện. Ngoài ra, còn có 265 dự án khu dân cư chưa thực hiện do vướng luật.
Kiến nghị cho phép TP. HCM được thí điểm áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” 

Kiến nghị cho phép TP. HCM được thí điểm áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường cho phép TP. Hồ Chí Minh được thí điểm áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các dự án nhà ở thương mại.
Mỹ sẽ không yêu cầu Saudi Arabia gia tăng sản lượng dầu

Mỹ sẽ không yêu cầu Saudi Arabia gia tăng sản lượng dầu

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không trực tiếp gây sức ép đối với Saudi Arabia nhằm tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá dầu thô tăng vọt.
Nguy cơ thiếu điện gia tăng khắp nước Mỹ

Nguy cơ thiếu điện gia tăng khắp nước Mỹ

Lượng điện tiêu thụ tại Mỹ dự báo chạm mức cao nhất từ trước đến nay vào mùa hè này. Tình trạng mất điện liên tục, xảy ra trên diện rộng đã trở nên thường xuyên hơn tại Mỹ.
'Thể trạng' của nền kinh tế Canada bất ngờ suy yếu

"Thể trạng" của nền kinh tế Canada bất ngờ suy yếu

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada trong tháng 5 đã giảm 0,2% so với tháng 4, với sự sụt giảm sản lượng trong các lĩnh vực khai mỏ, năng lượng, sản xuất và xây dựng.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp