Áp đặt giá trần không ngăn được Trung Quốc và Ấn Độ âm thầm mua dầu thô từ Nga

Thứ tư, 09/11/2022 | 09:27 Theo dõi CFĐT trên

Việc các nước phát triển G7 áp đặt giá trần đối với dầu mỏ của Nga sẽ không ngăn được Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục âm thầm mua dầu thô từ Nga với sự trợ giúp của các công ty bảo hiểm nhỏ hơn - những công ty sẵn sàng làm như vậy để có được doanh thu, S&P Global đã nhận định như vậy.

Hầu hết các công ty bảo hiểm lớn đang có kế hoạch tuân thủ kế hoạch do Mỹ dẫn dắt nhằm áp đặt giá trần đối với mặt hàng dầu mỏ của Nga và hầu hết các chuyến hàng vận chuyển dầu mỏ ở nước ngoài có trọng tải trên 45.000 tấn sẽ cần được bảo hiểm, công ty nghiên cứu S&P Global cho biết. Nhưng có những công ty bảo hiểm nhỏ hơn sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động bán dầu của Nga bên ngoài giá trần, một giám đốc điều hành của Western Protection and Indemnity - một công ty bảo hiểm hàng hải cho hay.

Vị giám đốc điều hành của Western Protection and Indemnity đã nói với S&P rằng có một số công ty bảo hiểm vận tải biển Trung Quốc có thể đưa ra hình thức hiểm như vậy cho các chuyến hàng vận chuyển dầu mỏ từ Nga. Các công ty còn chần chừ, chưa sẵn sàng cho hoạt động này thì cũng có thể cung cấp bảo hiểm do sự thúc đẩy của chính phủ Trung Quốc.

Một giám đốc điều hành khác trong lĩnh vực bảo hiểm cho rằng một số công ty vận chuyển dầu của Nga đã sử dụng các công ty bảo hiểm vận tải "giá trị thấp hơn" - những công ty đang hỗ trợ các chuyến hàng dầu mỏ của Nga với mức độ bảo hiểm thấp hơn. Một giám đốc điều hành khác cho biết thậm chí có những công ty có thể sẵn sàng mạo hiểm vận chuyển dầu của Nga mà không có bảo hiểm, mặc dù thực tế là những con tàu đó có thể không được phép cập bến nếu chúng không đáp ứng các yêu cầu bảo hiểm.

Hầu hết các nguồn tin cho biết những lựa chọn trên không có khả năng làm giảm doanh số bán dầu thô của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ ngay cả khi áp dụng giá trần.

Điều đó xảy ra khi các quốc gia G7 đang chạy đua để đưa ra một kế hoạch chi tiết về việc áp đặt mức giá trần dự kiến ​​khoảng 60 đô la đối với dầu của Nga. Kế hoạch này ban đầu dự kiến ​​sẽ được đề xuất vào ngày 5/12. Nhưng các chuyên gia cho rằng biện pháp này sẽ cần sự hợp tác từ Nga để giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Kế hoạch áp đặt giá trần cũng cần sự ủng hộ từ các đồng minh của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ, những nước đã và đang tăng cường mua dầu thô từ Nga với mức chiết khấu khủng kể từ sau khi xảy ra cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Tháng trước, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết các cuộc đàm phán với Trung Quốc và Ấn Độ về vấn đề áp giá trần đối với dầu mỏ Nga diễn ra "tích cực" và việc áp giá trần sẽ mang lại cho các đồng minh như vậy sức mạnh đàm phán lớn hơn trong việc mua dầu ngoài thị trường giao ngay. Tuy nhiên, ngay cả các công ty bảo hiểm sẵn sàng tuân thủ kế hoạch của Mỹ thì họ cũng phải đối mặt với các quy định lỏng lẻo trong việc xác minh rằng dầu của Nga được bán theo giá trần. Trong khi đó, Nga có thể có đủ tàu chở dầu để xuất khẩu khoảng 90% lượng dầu thô của mình, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Mỹ cùng với EU đang tích cực thúc đẩy kế hoạch áp đặt giá trần đối với dầu mỏ Nga như một đòn trừng phạt nhằm vào Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, Moscow đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không tuân thủ, thay vào đó, họ sẽ vận chuyển dầu thô của mình đến các quốc gia không bị ràng buộc bởi giá trần. Phó Thủ tướng Alexander Novak cảnh báo, các quốc gia ủng hộ áp đặt giá trần đối với dầu mỏ của Nga sẽ không mua được dầu thô từ Nga.

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Giá dầu giảm do lo ngại về suy thoái và nhu cầu của Trung Quốc

Giá dầu giảm do lo ngại về suy thoái và nhu cầu của Trung Quốc

Giá dầu hôm nay (8/11) đã giảm do lo ngại suy thoái và bùng phát COVID-19 ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu sẽ thấp đi. Lo ngại trên vượt quá lo lắng về nguồn cung.
Thương mại của Trung Quốc bất ngờ giảm tốc

Thương mại của Trung Quốc bất ngờ giảm tốc

Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10 do chính sách zero-Covid kìm hãm nhu cầu tiêu dùng của người dân quốc gia này và rủi ro suy thoái toàn cầu gia tăng.
Hóa đơn năng lượng của EU và Anh tăng cao kỷ lục

Hóa đơn năng lượng của EU và Anh tăng cao kỷ lục

Giá khí đốt bán lẻ trung bình trên toàn Liên minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã tăng gấp đôi trong tháng 10 so với tháng trước, khi lên tới 0,18 euro/kilowatt giờ, tờ Bloomberg hôm qua (7/11) dẫn dữ liệu từ công ty tư vấn năng lượng VaasaETT cho biết.
Lợi ích từ sử dụng đất bất hợp pháp cao hơn chi phí và hậu quả

Lợi ích từ sử dụng đất bất hợp pháp cao hơn chi phí và hậu quả

Theo ĐB Lê Thanh Hoàn (Thanh Hoá), thông qua việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, các tổ chức, cá nhân sai phạm có thể thu được những lợi ích rất lớn về kinh tế - xã hội trong khi chi phí sẽ thấp hơn việc sử dụng đất hợp pháp.
Giá vàng trong nước bật tăng mạnh theo giá thế giới

Giá vàng trong nước bật tăng mạnh theo giá thế giới

Trong phiên giao dịch tại thị trường New York ngày 8/11, tức rạng sáng nay, 9/11 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đã bật tăng mạnh, từ 1.667 USD/ounce lên tới ngưỡng 1.712 USD/ounce. Giá vàng SJC trong nước cũng đã được điều chỉnh tăng từ 200 đến 400 ngàn đồng/lượng…
CEO IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sớm hạ nhiệt

CEO IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sớm hạ nhiệt

Theo một số chuyên gia, mặc dù chúng ta chưa cảm nhận được dấu hiệu tích cực về tình trạng lạm phát hiện nhưng giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã đi qua.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.