Amazon bị khởi kiện vì bán các sản phẩm gây độc hại cho người tiêu dùng

Chủ nhật, 18/07/2021 | 17:52 Theo dõi CFĐT trên

Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) cho biết, Amazon đang bán các sản phẩm độc hại cho khách hàng của mình. Cơ quan giám sát an toàn liên bang đang kiện Amazon và yêu cầu công ty phải dừng bán ngay những sản phẩm này.

Amazon bị khởi kiện vì bán các sản phẩm gây độc hại cho người tiêu dùng (Ảnh: CNN)
Amazon bị khởi kiện vì bán các sản phẩm gây độc hại cho người tiêu dùng (Ảnh: CNN)

Ủy ban An toàn Sản phẩm cho biết có nhiều bộ đồ ngủ của trẻ em mà Amazon bán có thể bắt lửa và gần 400.000 máy sấy tóc có thể gây ra điện giật đối với người sử dụng nếu rơi vào nước.

Hành động này là một dấu hiệu khác cho thấy một lập trường tích cực hơn của CPSC trong năm nay. Trong quá khứ, cơ quan này thường đưa ra những hành động phạt nhẹ nhàng hơn là thúc đẩy một cuộc chiến tại tòa án với các công ty mà họ tin rằng bán các sản phẩm nguy hiểm.

Các sản phẩm mà CPSC cho rằng gây nguy hiểm không được bán trực tiếp bởi Amazon (AMZN), chúng được bán bởi các bên thứ ba sử dụng nền tảng của Amazon. Nhiều công ty đã bán các sản phẩm nguy hiểm được CPSC trích dẫn là những người nước ngoài và CPSC có giới hạn khả năng buộc thu hồi các sản phẩm của họ nếu chúng bị phát hiện là nguy hiểm.

CPSC cho biết ngăn chặn Amazon là cách duy nhất để giữ cho người tiêu dùng an toàn trước những sản phẩm này.

Quyền Chủ tịch Robert Adler cho biết: “Cuộc bỏ phiếu hôm nay để đệ đơn khiếu nại hành chính chống lại Amazon là một bước tiến lớn đối với cơ quan nhỏ này. Chúng ta đang phải xoay xở để tìm cách đối phó với những nhà bán hàng trên các trang thương mại điện tử lớn, chẳng hạn như Amazon, và cách mà chúng tôi cho rằng hiệu quả nhất tại thời điểm này là buộc Amazon ngừng phân phối những sản phẩm của bên thứ 3 nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ.”

Người bán bên thứ ba chiếm hơn một nửa số hàng hóa thực được bán trên Amazon. Công ty đã thu được 80 tỷ USD tiền hoa hồng và các khoản thanh toán khác của người bán bên thứ ba vào năm ngoái.

Đơn khiếu nại thừa nhận rằng Amazon đã ngừng bán các sản phẩm khi được nhân viên CPSC thông báo và họ đã thông báo cho người mua về các sản phẩm có nguy cơ và đề nghị họ hoàn lại tiền mặt. Nhưng đơn khiếu nại nói rằng “các hành động đơn phương của Amazon không đủ để khắc phục những nguy cơ gây ra bởi các sản phẩm trên.”

CPSC muốn buộc Amazon ngừng bán các sản phẩm được đề cập đến, làm việc với nhân viên CPSC về việc thu hồi các sản phẩm và thông báo trực tiếp cho người tiêu dùng đã mua chúng về việc thu hồi và hoàn trả đầy đủ cho họ.

Ủy ban đã bỏ phiếu 3-1 ủng hộ hành động chống lại Amazon.

Amazon bị khởi kiện vì bán các sản phẩm gây độc hại cho người tiêu dùng (Ảnh: CNN)
Amazon bị khởi kiện vì bán các sản phẩm gây độc hại cho người tiêu dùng (Ảnh: CNN)

Amazon cho biết công ty sẽ có hành động nhanh chóng khi nhận thấy các vấn đề an toàn đối với các sản phẩm được bán trên trang web bởi Amazon hoặc người bán bên thứ ba. Họ cho biết trong các trường hợp họ không thu hồi sản phẩm là do CPSC không cung cấp cho Amazon đủ thông tin để thực hiện hành động và phớt lờ những yêu cầu mà công ty đưa ra. Amazon cho biết đã đề nghị CPSC mở rộng khả năng xử lý việc thu hồi sản phẩm.

Công ty cho biết trong một tuyên bố rằng: “Chúng tôi không rõ lý do tại sao CPSC từ chối đề nghị ngừng bán và thu hồi sản phẩm của chúng tôi hoặc tại sao họ gửi đơn khiếu nại nhằm buộc chúng tôi thực hiện các hành động gần như hoàn toàn trùng lặp với những hành động mà chúng tôi đã thực hiện”.

CPSC đã trở nên tích cực hơn nhiều trong việc ngăn chặn những gì mà họ coi là sản phẩm nguy hiểm. Tuy nhiên, CPSC có quyền hạn trong việc ra lệnh thu hồi và chỉ có thể yêu cầu thu hồi. Nếu một công ty từ chối yêu cầu, CPSC phải thực hiện một bước khó khăn và tốn kém là kiện ra tòa hoặc có thể gây áp lực cho công ty.

Đầu năm nay, Peloton (PTON) - một công ty truyền thông và cung cấp các thiết bị tập thể dục của Mỹ từ chối thu hồi sản phẩm máy chạy bộ của mình. Ngay sau đó, CPSC đã phát hành một video đồ họa cho thấy một đứa trẻ bị kẹt tay dưới máy chạy bộ của hãng này khi một đứa trẻ lớn hơn một chút đang chơi trên đường chạy. Mặc dù đứa trẻ đó không bị thương, nhưng theo cơ quan, chiếc máy này đã khiến một trẻ em tử vong và 70 báo cáo khác về thương tích. Và CPSC đã đưa ra một “cảnh báo khẩn cấp” cho những gia đình có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi khi sử dụng máy chạy bộ này.

Sau động thái này của CPSC, Peloton đã ra lệnh thu hồi toàn bộ sản phẩm máy chạy và xin lỗi vì đã không làm như vậy sớm hơn.

Đã có những câu hỏi khác về các mối nguy an toàn liên quan đến các sản phẩm của Amazon, bao gồm các mặt hàng do Amazon bán với thương hiệu Amazon Basics.

Một cuộc điều tra của CNN năm 2020 cho thấy hàng chục sản phẩm của chính Amazon đã được báo cáo là nguy hiểm - bị nóng chảy hay phát nổ. Amazon đã trả lời cuộc điều tra bằng cách nói rằng an toàn là ưu tiên hàng đầu và các sản phẩm của họ đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.

Sau khi CNN đưa tin, CPSC đã mở các cuộc điều tra về một số sản phẩm AmazonBasics được CNN nêu ra.

Để phản ứng lại vụ kiện của CPSC, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal trích dẫn báo cáo của CNN trong một thông cáo báo chí, nói rằng Amazon phải chịu trách nhiệm ngăn chặn làn sóng các sản phẩm độc hại được bán thông qua nền tảng của mình bao gồm bộ sạc xe hơi AmazonBasics, thiết bị chống sét lan truyền và những lò vi sóng bị bốc cháy, phát nổ và gây hại cho người tiêu dùng. Một số trong số đó công ty vẫn đang tiếp tục bán cho những người dân Mỹ.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Vốn hóa của các Big Tech như Apple, Amazon lớn hơn GDP của những nước nào?

Vốn hóa của các Big Tech như Apple, Amazon lớn hơn GDP của những nước nào?

Giá trị vốn hoá của các “gã khổng lồ” công nghệ không ngừng phình to trong vài năm trở lại đây song quy mô thực sự của các công ty này không dễ để "tưởng tượng". Để dễ dàng hình dung, một nghiên cứu mới đây của Mackeeper đã so sánh giá trị vốn hoá của nhiều công ty công nghệ với GDP của các quốc gia trên thế giới.
Amazon đẩy mạnh chiến lược ‘hút' nhà cung cấp Việt Nam nhằm cạnh tranh với Alibaba

Amazon đẩy mạnh chiến lược ‘hút' nhà cung cấp Việt Nam nhằm cạnh tranh với Alibaba

Amazon và Alibaba là hai trang thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới. Tuy hoạt động theo mô hình kinh doanh khác nhau, song 2 trang web này vẫn đang thống trị ngành thương mại điện tử toàn cầu. Nằm trong kế hoạch cạnh tranh với đối thủ Alibaba tại Đông Nam Á, hãng thương mại điện tử Amazon đang đẩy mạnh thu hút nhà cung cấp tại Việt Nam.
Đây là số tiền bạn kiếm được nếu mua 1.000 USD cổ phiếu Amazon từ 10 năm trước

Đây là số tiền bạn kiếm được nếu mua 1.000 USD cổ phiếu Amazon từ 10 năm trước

Nếu bạn mua 1.000 USD cổ phiếu Amazon từ 10 năm trước, khoản đầu tư của bạn sẽ là một con số không hề nhỏ ở thời điểm hiện tại.
Nhóm hacker Anonymous tuyên bố dùng coin Anon Inu chống lại Elon Musk

Nhóm hacker Anonymous tuyên bố dùng coin Anon Inu chống lại Elon Musk

Nhóm hacker Anonymous sẽ dùng đồng tiền điện tử DeFi của mình để tham gia "cuộc chiến meme" chống lại Elon Musk và "cuộc chiến tiền điện tử" chống lại Trung Quốc.
Đất nền lặng sóng ở nhiều địa phương, dòng tiền nhà đầu tư đang đổ vào đâu?

Đất nền lặng sóng ở nhiều địa phương, dòng tiền nhà đầu tư đang đổ vào đâu?

Bị tác động bởi đại dịch Covid-19, thị trường đất nền ở các địa phương đã giảm tốc về sức cầu, nhất là những nơi từng có sốt đất đầu năm. Hiện tại, dòng tiền của nhà đầu tư đang đổ vào đâu trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến khá phức tạp?
Trung Quốc sẽ giảm 50% thịt heo nhập khẩu, tin vui cho người tiêu dùng thế giới

Trung Quốc sẽ giảm 50% thịt heo nhập khẩu, tin vui cho người tiêu dùng thế giới

Giá heo hơi toàn cầu kỳ hạn tăng hơn 25% tại Chicago, Mỹ trong khi giá loại mặt hàng này tại Trung Quốc giảm do nguồn cung tăng vì đàn lợn phục hồi sau dịch tả lợn châu Phi.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp