Xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh, vượt kế hoạch được giao

Thứ hai, 17/01/2022 | 14:50 Theo dõi CFĐT trên

Xuất nhập khẩu tiếp tục tạo kỷ lục mới với tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%, (vượt 15% so với kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao). Nhập khẩu ước đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt.

Xuất nhập khẩu tiếp tục tạo kỷ lục mới 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, năm 2021 dịch bệnh Covid- 19 đã tác động gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2020, do thời gian thực hiện giãn cách xã hội dài hơn, đặc biệt là dịch bệnh đã tấn công vào các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. SXKD của cả nước chỉ có khoảng 6 tháng hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn. 

Mặc dù vậy, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cơ bản giữ được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong và ngoài. Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cơ bản giữ được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong và ngoài. Cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của công nghiệp, với mức tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP của cả nước và đóng góp tới 86,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngành điện đã đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ phát triển KTXH và sinh hoạt của người dân; đưa vào vận hành 8 dự án nguồn điện với tổng công suất gần 4.350 MW; đặc biệt, đã thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện lớn chưa từng có cho nhiều đối tượng khách hàng (5 đợt với số tiền gần 17.000 tỷ đồng).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu tiếp tục tạo kỷ lục mới với tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%, (vượt 15% so với kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao). Nhập khẩu ước đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với giá trị khoảng 4 tỷ USD.

Cùng với đó, thị trường trong nước tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo được cân đối cung cầu, đặc biệt là cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch. Công tác kết nối cung cầu được thực hiện tốt, giá cả tương đối ổn định, góp phần đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả một lượng lớn nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt là trong những giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Doanh thu thương mại điện tử đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập trung hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực

Đưa ra phương hướng nhiệm vụ năm 2022, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tập trung triển khai 7 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho.

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Hai là, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế.

Ba là, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19; Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công các Chương trình, nhiệm vụ đã đề ra.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Năm là, chủ động tham mưu tổng kết việc thực hiện các mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó có chính sách phù hợp nhằm kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt và năng lực tự chủ của nền kinh tế.

Sáu là, tập trung thực hiện đồng bộ và hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ. Chú trọng quản lý nhập khẩu.

Bảy là, phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.

Tám là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Y tế: Chấn chỉnh các biện pháp phòng dịch không phù hợp

Bộ Y tế: Chấn chỉnh các biện pháp phòng dịch không phù hợp

Ngày 17/1, Bộ Y tế đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp.
Giá dầu sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2022 khi nhu cầu vượt xa nguồn cung

Giá dầu sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2022 khi nhu cầu vượt xa nguồn cung

Giá dầu thô đã tăng 50% trong năm 2021 và được giới phân tích dự báo sẽ tiếp tục đi lên trong năm nay. Tình trạng thiếu công suất của các công ty khai thác dầu và mức đầu tư ít ỏi trong ngành này có thể đưa giá dầu lên 90 USD/thùng hoặc thậm chí vượt 100 USD/thùng.
Hàng không tăng tần suất nhiều đường bay quốc tế

Hàng không tăng tần suất nhiều đường bay quốc tế

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định tăng tần suất các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc) và Singapore trong thời gian tới.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020

Trung Quốc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020

Trung Quốc lần đầu tiên hạ lãi suất cơ bản kể từ đỉnh điểm của đại dịch năm 2020 khi thị trường bất động sản lao dốc và các đợt bùng phát Covid-19 lặp đi lặp lại làm giảm triển vọng tăng trưởng của quốc gia này.
Đầu tuần, giá SJC tiếp tục giữ ở mức cao

Đầu tuần, giá SJC tiếp tục giữ ở mức cao

Sáng nay (17/1), giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm nhẹ khoảng 50 nghìn đồng/lượng so với phiên trước đó. Hiện giá kim loại quý này vẫn đang niêm yết ở mức gần 62 triệu đồng/lượng.
Trung ương bàn chuyện cải cách tư pháp trong dài hạn

Trung ương bàn chuyện cải cách tư pháp trong dài hạn

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội thảo về cải cách tư pháp, mang lại kỳ vọng lớn về vị trí xứng đáng hơn của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp