Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Margaret Harris, đánh giá Đan Mạch dỡ bỏ các hạn chế chống Covid-19 là động thái rủi ro.
Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Margaret Harris, đánh giá Đan Mạch dỡ bỏ các hạn chế chống Covid-19 là động thái rủi ro.
Ngày 1/2, Đan Mạch đã trở thành nơi đầu tiên ở châu Âu chấm dứt mọi luật lệ liên quan đến virus SARS-CoV-2. Hiện tại, số ca nhiễm của quốc gia này vẫn ở mức cao (khoảng 40.000 ca/ngày).
Tuy nhiên, Chính phủ Đan Mạch và đại đa số 5,8 triệu dân, cho rằng virus SARS-CoV-2 không còn là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội". Theo đó, người dân không bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những nơi đông người như trước đây.
Đất nước Bắc Âu tự hào có tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao: 81% dân số đủ điều kiện đã tiêm 2 mũi, 61% đã tiêm mũi thứ 3. Số người tử vong vì Covid-19 ở Đan Mạch luôn rất thấp trong 2 năm qua, chưa tới 40 ca/ngày.
Dù vậy, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Margaret Harris, nhận định, động thái này có sự rủi ro.
"Chúng ta chắc chắn đang không nhắc tới bệnh cảm cúm thông thường. Chúng ta xem xét một căn bệnh rất nguy hiểm và gây chết người", bà Harris nói. Vị chuyên gia này cũng cảnh báo sẽ không thể tránh khỏi nhiều biến thể với tỷ lệ lây nhiễm cao.
"Chúng ta có khả năng sẽ thấy nhiều biến thể hơn. Số lượng ca nhiễm quá nhiều, virus lưu hành quá phổ biến. Omicron đã phát triển thành 4 nhánh virus. Trong đó, BA.2 đang thay thế phiên bản đầu tiên của Omicron ở một số quốc gia”.
Tiến sĩ Harris lo ngại động thái của Đan Mạch có thể dẫn đến sự tự mãn của người dân, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
"Mọi người có thể cảm thấy như đang trở lại bình thường. Họ dễ bắt đầu có các hành vi gây nguy cơ khi loại virus này vẫn còn lưu hành rất nhiều trên khắp châu Âu và thế giới", Tiến sĩ Harris bày tỏ.
Vị tiến sĩ tiếp tục nêu ra biện pháp có thể giúp bảo vệ các quốc gia đang cân nhắc đi theo hướng của Đan Mạch. "Chúng tôi chỉ nói rằng hãy rất cẩn thận", bà Harris nói.
"Hãy thực hiện xét nghiệm và giải trình tự gen để xem có xuất hiện biến thể di truyền hay không và đảm bảo rằng bệnh viện vẫn còn giường trống”.
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/who-canh-bao-cac-quoc-gia-co-ty-le-tiem-chung-cao-813711.html