Từ lâu, ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tìm hiểu về dòng nhạc Bolero. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Giọng ca Vàng Bolero Việt Nam là đơn vị duy nhất có đầy đủ giấy tờ pháp lý về dòng nhạc trữ tình này.
Từ lâu, ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tìm hiểu về dòng nhạc Bolero. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Giọng ca Vàng Bolero Việt Nam là đơn vị duy nhất có đầy đủ giấy tờ pháp lý về dòng nhạc trữ tình này.
Ngày 5/12/2023 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chính thức tôn vinh nghệ thuật Bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo đề nghị của Cuba và Mexico. Từ lâu, ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tìm hiểu về dòng nhạc Bolero. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Giọng ca Vàng Bolero Việt Nam là đơn vị duy nhất có đầy đủ giấy tờ pháp lý về dòng nhạc trữ tình này.
Quyết định nghệ thuật Bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO đưa ra tại phiên họp lần thứ 18 của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, được tổ chức tại thành phố Kasane, phía Bắc Botswana vào ngày 5/12/2023.
Bolero là đại diện cho những khúc nhạc tình Mỹ Latin có tầm ảnh hưởng vượt biên giới khu vực. Năm 2018, bolero trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Mexico, trong khi Cuba đưa nghệ thuật này vào danh sách quốc gia năm 2021. Nhạc bolero ở Cuba thường mang nhịp 2/4, tốc độ khoảng 96-104 phách/phút. Điệu rumba chính là bolero-son (nhanh hơn bolero gốc một chút, tốc độ khoảng 104-128). Ngoài ra, điệu cha cha cha chính là bolero-cha và mambo là điệu bolero-mambo.
Nhạc bolero ở Việt Nam gần như khác hẳn, khi thường viết ở tông thứ, nhịp 4/4 và chơi ở tốc độ khoảng 60 bpm (chậm hơn bolero Cuba). Đây cũng là tốc độ các bài ca cổ, cải lương của người dân miền Nam.
Hồ sơ đề cử Bolero đã được hai nước Mexico, Cuba cùng thực hiện, trình lên UNESCO từ năm 2022.
Hiện nay, trong nước đã có rất nhiều nhà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tìm hiểu về dòng nhạc Bolero. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, đơn vị duy nhất có đầy đủ giấy tờ pháp lý là Trung tâm Giọng ca Vàng Bolero Việt Nam – do nhà báo Phạm Ngọc Đóa giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm.
Ông cho biết: “Cách đây 6 năm mình đã hoàn thành thủ tục pháp lý cho Trung tâm Giọng Ca Vàng Bolero Việt Nam. Một ý tưởng ngày đó ai cũng nói rằng mình hâm lại đi tôn sùng dòng nhạc sến sẩm ấy. Vậy mà giờ, Bolero đã trở thành Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của nhân loại. Rất tự hào vì Trung tâm của mình trở thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam có pháp lý đúng nghĩa”.
Năm 2018, ông Phạm Ngọc Đóa bắt tay vào thực hiện bài viết về “Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Giọng ca Vàng Bolero Việt Nam” và gửi lên Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch để đăng ký quyền tác giả. Ngày 17/09/2019, tác phẩm của ông chính thức được Cục bản quyền tác giả chứng nhận.
Ngày 11/09/2020, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Trung tâm Giọng ca Vàng. Theo đó, nhãn hiệu của Trung tâm có màu sắc chủ đạo là trắng, xanh cô ban, gold đậm, gold nhạt, bạch kim, vàng. Thuộc danh mục dịch vụ mang nhãn hiệu Nhóm 41: Giáo dục, đào tạo, giải trí, tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa.
Trung tâm Giọng ca Vàng ra đời và mang trong mình sứ mệnh tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho những người đam mê dòng nhạc trữ tình này. Sau 6 năm thành lập, Trung tâm đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho công chúng yêu Bolero. Để có được thành công đó, Giám đốc Trung tâm đã có những hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng và đã đưa Trung tâm Giọng ca Vàng trở thành “mái nhà chung, nơi nghĩa tình vẹn tròn sau trước”.
Xuyên suốt 6 năm qua, Trung tâm không chỉ là sân chơi mà còn tạo ra nhiều hoạt động hết sức ý nghĩa và đổi mới để gìn giữ và phát triển dòng nhạc trữ tình này:
Một là, tạo nên sân chơi cho những người yêu nhạc, giúp giải tỏa mỏi mệt thường ngày và kết nối những người đam mê ca hát. Đây là nơi những tâm hồn nghệ sĩ được đánh thức, trổ hết tài năng và thể hiện mình, góp phần hình thành sân chơi tự do dành cho đam mê nghệ thuật.
Hai là, tổ chức cuộc thi về dòng nhạc Bolero để những ai ước muốn được tỏa sáng và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thực hiện ước mơ của mình. Tham gia các cuộc thi, hội viên đã khẳng định được mình và nhận được những giải thưởng cao của Ban Tổ chức.
Ba là, Giám đốc Trung tâm và đội ngũ nhân viên luôn nhạy bén và năng động, không ngừng đổi mới trong cách thức sinh hoạt. Giúp các hội viên cùng học hỏi và trao đổi lẫn nhau về âm nhạc và kinh nghiệm sống.
Bốn là, cùng với sự phát triển của công nghệ, Trung tâm đã có những hình thức phù hợp như làm các MV ca nhạc, làm nhạc beat, dựng kênh Youtube… cho các hội viên.
Năm là, hoạt động của Trung tâm luôn gắn với công tác thiện nguyện, nhằm chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần "tương thân tương ái” qua đó, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn hơn.
Là đơn vị duy nhất có tính pháp lý vừa là niềm tự hào, đồng thời cũng là trọng trách nặng nề của Trung tâm trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và phát triển dòng nhạc này trong tương lai tại Việt Nam .