Triển vọng ngành thép trong năm 2021

Chủ nhật, 21/02/2021 | 14:42 Theo dõi CFĐT trên

Ngành thép trong năm 2021 có thể sẽ tiếp tục được định giá cao hơn trong những tháng tới đây do giá thép tăng mạnh. Dự kiến tăng trưởng nhu cầu trong nước sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020.

Triển vọng ngành thép trong năm 2021
Triển vọng ngành thép trong năm 2021

Hưởng lợi do nguồn cung bị gián đoạn

Nhìn lại năm 2020 vừa qua, thị trường thép Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm, tuy nhiên đã có sự phục hồi đáng khích lệ của ngành thép trong giai đoạn tiếp theo.

Theo nhóm nghiên cứu SSI, thị trường thép đã có sự phục hồi đáng khích lệ trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, ngành thép đạt mức tăng trưởng 111% so với đầu năm và 188% so với mức đáy trong tháng 3, đây là mức cao hơn nhiều so với chỉ số VN-Index lần lượt là 96%, 122%.

Mức tăng trưởng đáng khích lệ này do 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, do nhu cầu ổn định từ kênh dân dụng. Thứ hai, việc đẩy nhanh đầu tư công, với tổng giá trị trong 11/2020 tăng 34% so với cùng kỳ. Thứ ba, giá thép có xu hướng tăng và thúc đẩy các nhà phân phối tích trữ hàng tồn kho.

Trong năm 2020 vừa qua, có 3 cổ phiếu nổi bật được điểm tới gồm: HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát), NKG (CTCP Thép Nam Kim), HSG (CTCP Tập đoàn Hoa Sen).

Triển vọng ngành thép năm 2021

Theo SSI Research, tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020. Đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI giúp thúc đẩy hoạt động xây dựng dân dụng là những động lực giúp thúc đẩy nhu cầu thép.

Dự kiến xuất khẩu thép sẽ cạnh tranh gay gắt hơn dù nhu cầu xuất khẩu khá tích cực. Theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong 2021 sau khi giảm 2,4% vào 2020 được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.

Sau khi ước tính tăng 8% trong 2020 được thúc đẩy bởi đầu tư cơ sở hạ tầng nhu cầu ở Trung Quốc, dự kiến nhu cầu thép sẽ đi ngang trong 2021. Do đó, ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung thép thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu thép.

Về xu hướng tăng giá của thép được dự đoán sẽ tiếp tục thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép cải thiện trong ngắn hạn, nhưng có khả năng đảo chiều. Do vậy, theo SSI, giá thép sẽ vẫn ổn định trong những tháng tới đây do nhu cầu thép thế giới phục hồi và gián đoạn bởi nguồn cung.

Tuy nhiên, giá thép có thể đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong 2021 khi nguồn cung dần được ổn định. Và sự đảo ngược của xu hướng giá thép hiện tại khả năng dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường.

Về dài hạn, ngành thép được đánh giá với nhiều tín hiệu lạc quan khi nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản và dòng vốn FDI cùng đầu tư công trong các năm tới.

Ngoài ra, có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong 2022 cho một số công ty thép.

Rủi ro vẫn hiện hữu mà ngành thép phải đối mặt

Mặc dù triển vọng được cho là tích cực nhưng những vấn đề và rủi ro mà ngành thép phải đối mặt trong năm 2021 vẫn còn, đó là sự đảo chiều của giá thép trên thế giới và giá nguyên liệu tăng.

Cụ thể, giá các nguyên liệu chính để sản xuất thành phẩm như quặng sắt, phế liệu và HRC đã tăng 40 - 90% so với đầu năm 2020, trong đó, mức tăng từ 30 - 35% chỉ diễn ra ở hai tháng cuối năm.

Do các công ty sản xuất thép có thể sử dụng hàng tồn kho hiện có trong khoảng 2-4 tháng, chi phí nguyên liệu cao sẽ được phản ánh nhiều hơn vào đầu năm tới, việc này sẽ gây áp lực lên các công ty thép. Đặc biệt, với những công ty nhỏ và sở hữu thị phần thấp.

Tiếp đến, giá thép đã tăng mạnh, đặc biệt là trong quý IV/2020. Điều này được thúc đẩy bởi sự phục hồi nhanh chóng của nhu cầu trên thế giới và sự gián đoạn nguồn cung của thép. Dự kiến nguồn cung sẽ ổn định vào 2021 nên giá thép có thể điều chỉnh trong năm 2021 và nhóm nghiên cứu lo ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép.

Diệu La
Theo VnMedia.vn Copy
Kinh tế Thái Lan ghi nhận mức suy giảm sâu nhất 2 thập kỷ

Kinh tế Thái Lan ghi nhận mức suy giảm sâu nhất 2 thập kỷ

Đại dịch Covid-19 bùng phát, kinh tế Thái lan ghi nhận mức suy giảm sâu nhất trong hơn hai thập kỷ qua.
Ngành ‘công nghiệp không khói’ thụt lùi 30 năm vì dịch Covid-19

Ngành ‘công nghiệp không khói’ thụt lùi 30 năm vì dịch Covid-19

Du lịch được cho là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Đại dịch bùng phát toàn cầu đã làm thay đổi ngành “công nghiệp không khói”, đẩy ngành kinh tế này “thụt lùi” về thời điểm năm 1990.
Dự kiến thương mại toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2021

Dự kiến thương mại toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2021

Theo Liên Hợp quốc, sau mức giảm 9% trong năm 2020 do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dự kiến trong quý 1/2021 thương mại toàn cầu sẽ phục hồi chậm.
Texas chuẩn bị cho việc khởi động lại các mỏ dầu và khí đốt

Texas chuẩn bị cho việc khởi động lại các mỏ dầu và khí đốt

Trong phiên cuối tuần hôm 19/2, giá dầu đã ghi nhận phiên giảm thứ hai liên tiếp do các công ty năng lượng của Texas bắt đầu chuẩn bị cho việc khởi động lại các mỏ dầu và khí đốt bị đóng băng vốn đã phải đóng cửa vì thời tiết giá rét.
Nóng: Xuất hiện ổ dịch thứ 6 tại tỉnh Hải Dương

Nóng: Xuất hiện ổ dịch thứ 6 tại tỉnh Hải Dương

Vào hôm 19/2, ổ dịch xã Kim Liên đã ghi nhận 1 ca mắc mới Covid-19, qua điều tra ban đầu cho thấy bệnh nhân không có liên quan dịch tễ đến các bệnh nhân đã phát hiện. Đến đêm 20/2, ghi nhận thêm 5 ca mắc liên quan.
Đề xuất gia hạn đóng cửa sân bay Vân Đồn để phòng, chống Covid-19

Đề xuất gia hạn đóng cửa sân bay Vân Đồn để phòng, chống Covid-19

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT xem xét và quyết định việc gia hạn thời gian tạm thời đóng cửa sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh).
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp