Một quan chức Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo rằng, giá lương thực toàn cầu tiếp tục tăng cao do xung đột Nga - Ukraine cũng như biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt đã, đang đe dọa lớn tới nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới.
Một quan chức Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo rằng, giá lương thực toàn cầu tiếp tục tăng cao do xung đột Nga - Ukraine cũng như biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt đã, đang đe dọa lớn tới nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới.
Số lượng người lâm vào tình trạng đói kém đã tăng lên đáng kể kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19. Cụ thể, 135 triệu là con số thống kê số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng trước đại dịch và nay đã tăng hơn gấp đôi, lên 276 triệu người trong 2 năm qua.
Nhà kinh tế trưởng Arif Husain của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) nhận định: “Câu chuyện cứ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn”.
Theo WFP, có 345 triệu người ở trên hơn 80 quốc gia đang trên bờ vực rơi vào tình cảnh đói kém, tăng 25% so với đầu năm.
Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực.
Theo WFP, Ukraine và Nga chiếm 30% tổng lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu, 20% ngô và 70% hướng dương. Chính vì thế, chiến dịch quân sự giữa hai quốc gia này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung, kéo theo giá hàng hóa tăng cao. Không những thế, giá nhiên liệu nhảy vọt cũng gây áp lực chi phí vận chuyển, cộng hưởng đẩy giá lương thực lên cao.
Hơn nữa, sự thiếu hụt phân bón đến từ Nga, một trong những quốc gia xuất khẩu mặt hàng này quan trọng nhất, khiến nhiều nước phải chịu một khoản chi phí cao hơn.
Xem thêm: Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng lương thực chưa từng có trên thế giới
Arif Husain cho hay: “Vào năm 2020, chúng tôi đã hỗ trợ khoảng 116 triệu người. Đó là một kỷ lục trong lịch sử 60 năm của chúng tôi. Vào năm 2021, chúng tôi đã hỗ trợ 128 triệu người. Một lần nữa, đó là một kỷ lục. Năm nay, chúng tôi đang có kế hoạch hỗ trợ hơn 140 triệu người, một lần nữa, con số này sẽ lại là một kỷ lục”.
Những kỷ lục trên càng trở nên trầm trọng hơn khi vấn đề biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng.
Điển hình các đợt nắng nóng lịch sử ở châu Âu và Ấn Độ đã làm cạn kiệt sản lượng cây trồng. Riêng trong năm 2022, những cuộc khủng hoảng này dự kiến sẽ dẫn đến thâm hụt khoảng 15 - 20 triệu tấn lúa mì và ngô từ nguồn cung toàn cầu, theo nghiên cứu của McKinsey. Đáng báo động, con số này dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2023.
Trong khi đó, thời tiết cao bất thường ở Ấn Độ đã khiến nước này ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì cách đây vài tháng mặc dù quốc gia này chỉ chiếm thị phần nhỏ trong thương mại lúa mì.
Tại khu vực Trung Đông, Liên Hợp Quốc đã cảnh báo điều kiện nóng hơn và khô hơn có thể làm giảm sản lượng cây trồng đến 30% vào năm 2025.
Xem thêm: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với lạm phát lương thực ở châu Á