Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều tại thời điểm kết phiên hôm nay, sau khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 ghi nhận mức giảm phiên thứ ba liên tiếp.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều tại thời điểm kết phiên hôm nay, sau khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 ghi nhận mức giảm phiên thứ ba liên tiếp.
Thị trường Trung Quốc đại lục sụt giảm với Shenzhen Component kết phiên ở mức 12.096,39, giảm 2,88% và Shanghai Composite giảm 1,86% đóng cửa ở mức 3.215,20.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với một loạt thách thức bao gồm: dịch bệnh Covid-19, khủng hoảng thị trường bất động sản và gần đây nhất là tình trạng nắng nóng và hạn hán, gây gián đoạn công tác cung ứng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,07%. Hang Seng Tech sụt 2,72%.
Đáng chú ý, cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Xpeng lao dốc hơn 12% sau khi báo cáo tài chính quý II ghi nhận mức lỗ vượt quá dự kiến của giới phân tích.
Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa giảm 0,49%, giao dịch ở mức 28.313,47 và Topix cũng kết thúc phiên giảm 0,22%, hiện ở mức 1.967,18.
Trái ngược với đà giảm của những khu vực trên, Kosdaq và Kospi ở Hàn Quốc lần lượt tăng 1,24% lên 793,14 và 0,5% lên 2.447,45. Tương tự, chỉ số S&P/ASX 200 tại Úc tăng 0,52% lên 6.998,1.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á đỏ lửa
Trên thị trường chứng khoán Mỹ vào thời điểm kết phiên 23/8, chỉ số Dow Jones giảm 154,02 điểm, tương đương 0,47%, xuống 32.909,59. S&P 500 tụt lùi 0,22% xuống 4.128,73 và Nasdaq Composite giảm nhẹ, ở mức 12,381,30.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis Neel Kashkari chia sẻ: “Nỗi sợ lớn nhất của tôi là nhà đầu tư, thị trường hiểu sai và lạm phát trở nên “cứng đầu” hơn so với những gì chúng ta dự báo. Nếu điều đó xảy ra, chính sách của Fed buộc phải quyết liệt hơn, và cuộc chiến chống lạm phát sẽ kéo dài hơn”.
Xem thêm: HDBank mong muốn nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém