Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với lạm phát lương thực ở châu Á

Thứ tư, 22/06/2022 | 15:43 Theo dõi CFĐT trên

Singapore, Hàn Quốc và Philippines là những quốc gia chứng kiến đà tăng giá lương thực - thực phẩm mạnh nhất.

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với lạm phát lương thực ở châu Á
Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với lạm phát lương thực ở châu Á

Theo Nomura Holdings - ngân hàng đầu tư lớn của Nhật Bản cho biết, giá thực phẩm vốn đang nóng ở châu Á có thể sẽ còn tiếp tục tăng nhiệt trong những tháng tới. Trong đó, Singapore, Hàn Quốc và Philippines là những quốc gia chứng kiến đà tăng giá lương thực - thực phẩm mạnh nhất.

Trong một báo cáo được công bố ngày hôm qua (21/6), Nomura cho biết, giá lương thực ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản đạt ngưỡng 5,9% trong tháng 5, tăng từ 2,7% hồi tháng 12/2021.

Đáng chú ý, tốc độ trên sẽ gia tăng nhanh chóng trong nửa cuối năm do chênh lệch giữa biến động chi phí lương thực trên toàn thế giới và tác động của chúng tới khu vực châu Á. 

Hơn nữa, các lệnh phong tỏa chặt chẽ của Trung Quốc cũng như dịch tả lợn ở Thái Lan và đợt nắng nóng ở Ấn Độ cũng làm gia tăng thêm áp lực chi phí lương thực quy mô toàn cầu.

Xem thêm: Cần hành động mạnh mẽ ngay lập tức để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và khủng hoảng lương thực

Báo cáo cũng chỉ ra rằng: “Nhận thức của người tiêu dùng về lạm phát đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá cả của các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm và điều này có thể dẫn tới kỳ vọng lạm phát cao hơn”.

Ngoài ra, Jakarta và Manila đã phải tăng mức lương tối thiểu nhằm giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao.

Ông Nomura cho biết, tình trạng lạm phát đang lan rộng ra nhiều mặt hàng thực phẩm khác ngoài ngũ cốc và dầu ăn, bao gồm: thịt, thực phẩm chế biến và thậm chí là dịch vụ ăn uống ở nhà hàng. 

Gạo, cho đến nay vẫn giữ được sự ổn định do lượng dự trữ dồi dào nhưng đây cũng có thể là lương thực tiếp theo nằm trong danh sách những mặt hàng có giá cả tăng vọt.

Đó là những dấu hiệu cảnh báo đối với các nước nhập khẩu thực phẩm lớn như Singapore, quốc gia dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​lạm phát lương thực tăng gấp đôi lên 8,2% trong nửa cuối năm từ mức 4,1% hiện nay. Ấn Độ có khả năng đạt mức cao nhất ở mức 9,1% do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, dựa theo ước tính của Nomura.

Bên cạnh đó, trong khi các Ngân hàng Trung ương ở châu Á ban đầu cam kết sẽ xem xét các cú sốc từ phía cung nhưng Nomura cho hay, các hiệu ứng vòng thứ hai dần dần có thể kích hoạt quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Thông tin thêm, hiệu ứng vòng thứ hai (second-round effect) chỉ những tác động gián tiếp của giá năng lượng cao khi chúng cao hơn tỷ lệ lạm phát chung.

Xem thêm: Tình trạng thiếu lương thực của Sri Lanka đẩy cuộc khủng hoảng leo thang

Thục San (Theo Bloomberg)
Theo VnMedia.vn Copy
Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Á

Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Á

Đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga đang đẩy mạnh xuất khẩu dầu cho các khách hàng châu Á từ cảng Kozmino ở vùng Viễn Đông.
Italy đối mặt với ngày thứ 6 bị giảm nguồn cung khí đốt từ Nga

Italy đối mặt với ngày thứ 6 bị giảm nguồn cung khí đốt từ Nga

Công ty Gazprom của Nga đã thông báo sẽ chỉ đáp ứng một phần yêu cầu cung cấp khí đốt của Eni vào ngày 20/6, báo hiệu ngày bị thiếu hụt thứ sáu liên tiếp.
Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước

Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước

Cứ 10 ngày lại điều chỉnh một lần, giá xăng liên tục tăng khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách “đứng ngồi không yên”.
Nguy cơ suy thoái kinh tế tại Đức nếu Nga ngừng nguồn cung khí đốt

Nguy cơ suy thoái kinh tế tại Đức nếu Nga ngừng nguồn cung khí đốt

Hiệp hội công nghiệp Đức đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2022 từ mức dự báo 3,5% đưa ra trước khi bùng phát cuộc xung đột Ukraine, xuống 1,5%.
Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Sáng nay (22/6), giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm khoảng 100 nghìn đồng/lượng. Nguyên nhân chủ yếu do chịu tác động từ việc giá thế giới đi xuống.
Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Á

Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Á

Đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga đang đẩy mạnh xuất khẩu dầu cho các khách hàng châu Á từ cảng Kozmino ở vùng Viễn Đông.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp