Tình trạng thiếu lương thực của Sri Lanka đẩy cuộc khủng hoảng leo thang

Thứ sáu, 20/05/2022 | 16:59 Theo dõi CFĐT trên
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thủ tướng Sri Lanka đã cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực trầm trọng khi quốc đảo này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc. Đồng thời, Chính phủ cũng cam kết sẽ nhập khẩu đủ lượng phân bón cho vụ gieo trồng tiếp theo để thúc đẩy thu hoạch.

Trước đó, vào tháng 4/2021, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã cấm tất cả các loại phân bón và quyết định này đã cắt giảm đáng kể năng suất cây trồng cho dù Chính phủ đã đảo ngược lệnh cấm. 

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho hay: “Mặc dù Sri Lanka có thể không đủ thời gian để nhập khẩu phân bón vào vụ mùa tháng 5 - tháng 8 nhưng Chính phủ hiện đang thực hiện nhiều chính sách để đảm bảo dự trữ cho vụ thu hoạch tháng 9 đến tháng 3/2023”.

Hơn nữa, Sri Lanka cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ngoại hối, nhiên liệu và thuốc men một cách trầm trọng.

APD Sumanavathi, một phụ nữ 60 tuổi bán trái cây và rau quả ở chợ Pettah tại thủ đô Colombo cho biết: “Tôi không thể đoán trước được mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong hai tháng nữa, với tốc độ này thì có lẽ chúng tôi sẽ không còn ở đây nữa”.

Xem thêm: Ngân hàng lớn do Trung Quốc hậu thuẫn tài trợ khẩn cấp cho Sri Lanka?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Được biết, hôm qua (ngày 19/5), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka thông báo, thị trường ngoại hối đã được đảm bảo từ khoản cho vay của Ngân hàng Thế giới nhằm thanh toán các lô hàng nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt.

Bên cạnh đó, tuy lạm phát có thể tăng lên mức đáng kinh ngạc là 40% nhưng Thống đốc cơ quan này cho rằng, tình trạng trên diễn ra phần lớn do áp lực từ phía cung và biện pháp ngăn chặn lạm phát của Chính phủ cũng như ngân hàng sẽ bắt đầu từ phía cầu.

Lạm phát đạt 29,8% trong tháng 4 với giá thực phẩm tăng 46,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Sri Lanka bắt nguồn từ hậu quả của đại dịch Covid-19. Cụ thể, dịch bệnh đã “tàn phá” ngành du lịch - lĩnh vực then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giá dầu tăng cũng như việc cắt giảm thuế theo chủ nghĩa dân túy của Tổng thống Rajapaksa và Mahinda, người đã từ chức Thủ tướng vào tuần trước.

Xem thêm: IMF đưa ra các điều kiện thỏa thuận vay nợ đối với Sri Lanka

Thục San (Theo Reuters)
Theo VnMedia.vn Copy
Ngày mai, giá xăng có thể tăng vượt qua mức 30 nghìn đồng/lít

Ngày mai, giá xăng có thể tăng vượt qua mức 30 nghìn đồng/lít

Theo dự báo, trong lần điều hành xăng dầu vào ngày mai (20/5), giá xăng có thể tiếp tục tăng khoảng 500 đồng/lít – 700 đồng/lít. Nếu dự đoán này chính xác, giá xăng sẽ lần đầu tiên vượt mốc 30.000 đồng/lít.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 119,95 tỷ USD, tăng 15,3%, tương ứng tăng 15,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược

Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược

Hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ những cuộc đàm phán giữa hai bên đang được tiến hành ở cấp chính phủ với rất ít sự tham gia trực tiếp của các công ty dầu mỏ.
Chứng khoán châu Á kết thúc một tuần đầy biến động với sắc xanh ngập tràn

Chứng khoán châu Á kết thúc một tuần đầy biến động với sắc xanh ngập tràn

Chỉ số MSCI cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản đã tăng khoảng 2%.
HNX chấp thuận cho cổ phiếu RIC lên sàn trở lại

HNX chấp thuận cho cổ phiếu RIC lên sàn trở lại

Sau khi bị liệt vào danh sách những cổ phiếu hủy niêm yết bắt buộc, cổ phiếu CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) sẽ giao dịch trên sàn UPCoM vào ngày 26/5 tới đây.
Hoàng Anh Gia Lai bị xử phạt 3 tỷ đồng, đình chỉ giao dịch 5 tháng

Hoàng Anh Gia Lai bị xử phạt 3 tỷ đồng, đình chỉ giao dịch 5 tháng

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên ngày 19/5, cổ phiếu HNG đang giao dịch ở mức 6.230 đồng/cổ phiếu, trong khi HAG là 9.030 đồng/cổ phiếu.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp