Thu ngân sách nhà nước đạt 1,69 triệu tỷ, vượt gần 20% dự toán

Thứ ba, 20/12/2022 | 10:15 Theo dõi CFĐT trên

Thông tin từ Hội nghị tổng kết năm năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 của ngành tài chính cho biết, đến ngày 15/12/2022, thu ngân sách Nhà nước đạt 1,69 triệu tỷ đồng, vượt 19,5% so dự toán năm.

Trong khi đó,  tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,9% GDP (vượt mục tiêu 15,2% GDP). Bội chi ngân sách Nhà nước khoảng 4% GDP; dư nợ công khoảng 43-44% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 40-41% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40-41% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 18-19% tổng thu ngân sách Nhà nước; thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép.

Đến ngày 15/12, đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn đạt trên 193.000 tỷ đồng.

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 1,69 triệu tỷ, vượt gần 20% dự toán
Thu ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 1,69 triệu tỷ, vượt gần 20% dự toán

Báo cáo của ngành Tài chính cũng cho biết, năm qua, chi ngân sách Nhà nước quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; bảo đảm nguồn lực cân đối ngân sách các cấp, nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phục hồi, nhưng vẫn kiểm soát được bội chi.

Tài sản công được tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng. Đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 154 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan Trung ương. Tính đến nay, đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 30.632 cơ sở nhà, đất thuộc của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Về công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, ngành đã thực hiện tốt các Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW và Chương trình công tác của Chính phủ, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ theo đúng tinh thần giảm bớt đầu mối .

Hoàn thành 159 nhiệm vụ cải cách hành chính, đạt tỉ lệ 100%; rà soát, bãi bỏ 130 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 161 thủ tục và ban hành mới 57 thủ tục trong các lĩnh vực: Hải quan, quản lý thuế, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp và quản lý nợ; thực hiện công khai, cập nhật kịp thời lên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định, đạt 801/801 thủ tục hành chính, đạt 100% kế hoạch.

Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính được tăng cường; các hoạt động hợp tác quốc tế, tài chính đối ngoại, đào tạo, bồi dưỡng, đơn vị sự nghiệp công lập từng bước được đổi mới.

2003: Khó khăn thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, những kết quả khá toàn diện đạt được năm qua có sự đóng góp quan trọng, trực tiếp của ngành tài chính với nhiều điểm sáng.

Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm, nhất là về giữ vững và phát huy đoàn kết, thống nhất; bám sát tình hình, phản ánh chính sách kịp thời, hiệu quả; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Năm 2023, Thủ tướng dự báo sẽ có khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022 và khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi. Thủ tướng cơ bản nhất trí với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2023 theo báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của các đại biểu.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt phương châm điều hành năm 2023 "Đoàn kết, kỷ cương; Bản lĩnh, linh hoạt; Đổi mới, sáng tạo; Kịp thời, hiệu quả", kiên định, bản lĩnh, điều hành không cứng nhắc, không giật cục, luôn đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng nhấn mạnh những mục tiêu chính: Bảo đảm tuyệt đối an toàn về an ninh tài chính quốc gia, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, trong đó có cân đối thu chi, phấn đấu bội thu, giảm bội chi, giảm nợ công, nợ Chính phủ; tăng chi cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội; cơ cấu lại chi tiêu phù hợp, tập trung cho các ưu tiên, các đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng;

Kiểm soát, ổn định giá cả, thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu để bảo đảm an sinh xã hội, ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, bám sát tình hình thực tiễn, xây dựng chương trình hành động, thực hiện chính sách tài khoá phù hợp, hiệu quả, tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành và dự kiến ban hành.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để phân bổ phân sách phù hợp, chống "xin – cho", "chạy chọt", tiêu cực, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc; các địa phương chỉ nên đề xuất cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từ đó giúp ngân sách tăng thu, "cái bánh" ngân sách to hơn, phần phân bổ cho mỗi địa phương đều nhiều hơn, thay vì "xin" phần to hơn từ "cái bánh" ngân sách; thực hiện đúng tinh thần "ngân sách Trung ương chủ đạo, ngân sách địa phương chủ động".

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, qua đó góp phần giảm nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, tăng cường sức chống chịu của nền tài chính quốc gia, tạo nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch đề ra. Thủ tướng lấy ví dụ, trước đây Nghị định 153 về trái phiếu doanh nghiệp đã quá nới lỏng các điều kiện, dẫn tới nhiều vấn đề cần giải quyết; các cơ quan quản lý đã ban hành Nghị định 65 nhằm mục đích chấn chỉnh lại, nhưng lại quy định theo hướng quá siết chặt, do đó, cần thiết phải tiến hành sửa đổi phù hợp…

Tuệ Khanh
Theo VnMedia.vn Copy
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/12

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/12

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/12 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trung Quốc dẫn đầu đà giảm trên thị trường chứng khoán châu Á

Trung Quốc dẫn đầu đà giảm trên thị trường chứng khoán châu Á

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương kết phiên đầu tuần trong biển đỏ, trong đó Trung Quốc dẫn đầu khoản lỗ bất chấp các cam kết của Chính phủ nước này nhằm ổn định nền kinh tế vào năm 2023.
Quỹ VEIL nắm giữ lượng tiền mặt thấp kỷ lục trong 3 tháng qua

Quỹ VEIL nắm giữ lượng tiền mặt thấp kỷ lục trong 3 tháng qua

Quỹ tỷ đô Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý đã tiến hành giải ngân và đưa tỷ trọng tiền mặt xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua.
Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt để trốn truy nã 16 năm vẫn không thoát

Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt để trốn truy nã 16 năm vẫn không thoát

Sau khi phạm tội, Thủy đã bỏ, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt để thay đổi đặc điểm nhận dạng và làm Căn cước công dân với tên gọi khác để che giấu thông tin nhân thân của mình...
Trung Quốc gợi ý về những biện pháp hỗ trợ bổ sung khi nền kinh tế mở cửa trở lại

Trung Quốc gợi ý về những biện pháp hỗ trợ bổ sung khi nền kinh tế mở cửa trở lại

Chính phủ Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng sẽ có nhiều gói hỗ trợ hơn cho lĩnh vực bất động sản, đồng thời tuyên bố rằng thị trường này như một “trụ cột” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 
Viettel Consultancy phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ gần 75%

Viettel Consultancy phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ gần 75%

CTCP Tư vấn và Dịch vụ Viettel (Viettel Consultancy, UPCoM: VTK) phát đi thông báo về việc phát hành cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2021.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp