Hơn hai năm thực hiện các chính sách làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đều tháo chạy khỏi Trung Quốc, Tuy nhiên, chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi gần đây, quốc gia này đã lấy lại được sức hút đối với giới đầu tư quốc tế.
Hơn hai năm thực hiện các chính sách làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đều tháo chạy khỏi Trung Quốc, Tuy nhiên, chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi gần đây, quốc gia này đã lấy lại được sức hút đối với giới đầu tư quốc tế.
Từ Morgan Stanley và Bank of America đến TCW, Fidelity International và Franklin Templeton, một số công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán toàn cầu đang ngày càng lạc quan về triển vọng của tài sản Trung Quốc.
Đây là một sự tương phản lớn so với tháng trước, thời điểm mà các công ty nước ngoài rút khoảng 8,8 tỷ USD ra khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời các chỉ số liên tục sụt giảm và các chuyên gia đều đưa ra những nhận định ảm đạm về tương lai.
Sự thay đổi bắt đầu khi Chính phủ Trung Quốc tung ra một loạt các kế hoạch giải cứu thị trường bất động sản và dần tới việc gỡ bỏ chính sách zero-Covid, thị trường nước này đã tăng gần 7% trong tháng 11, trong khi đồng nhân dân tệ đang hướng tới tháng tăng giá đầu tiên trong 9 tháng trở lại đây.
Ngoài ra, với những lo ngại rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ và châu Âu có thể sớm đẩy các nước phát triển vào suy thoái, các công ty nước ngoài đang ngày càng tìm đến Trung Quốc như một “hàng rào” cho danh mục đầu tư quan trọng của họ.
David Loevinger – chuyên gia phân tích tại TCW Group cho hay: “Các nhà đầu tư đang bắt đầu suy nghĩ về một sự kiện lớn sẽ tác động lớn đến thị trường trong năm 2023: Trung Quốc mở cửa trở lại”.
Tuy nhiên, động thái trên không có nghĩa là các nhà đầu tư quốc tế sẽ vội vàng mạo hiểm. Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm trong phiên đầu tuần này, đồng Nhân dân tệ tiếp tục suy yếu khi quốc gia này ghi nhận ca tử vong do Covid đầu tiên sau gần nửa năm, làm dấy lên lo ngại các nhà chức trách có thể rút lại việc nới lỏng các hạn chế.
Nhưng trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài bị rút ròng lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ và các chỉ số lao dốc mạnh nhất từ trước đến nay, dường như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang chú ý hơn đến tâm tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á ngập ngừng trước sự bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc và quyết sách từ Fed
Winnie Wu, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Bank of America Corp, cho biết: “Miễn là Trung Quốc vẫn đem lại cơ hội kiếm tiền, nhà đầu tư sẽ quay trở lại”.
Những năm gần đây dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Trung Quốc để tận dụng cơ hội từ chính sách mở cửa thị trường.
Theo dữ liệu chính thức của JPMorgan & Chase, tính đến tháng 10, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 472 tỷ USD trái phiếu trên thị trường liên ngân hàng nội địa và khoảng 11% cổ phiếu đại lục.
Tuy nhiên, theo Morgan Stanley, dòng vốn đầu tư quốc tế chảy ra từ cổ phiếu và trái phiếu đại lục đang trên đà vượt quá 100 tỷ USD, một con số cao kỷ lục.
Nguyên nhân được cho khiến nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy là một số doanh nghiệp tư nhân lớn nhất bị điều tra và chính phủ Trung Quốc có xu hướng hi sinh tăng trưởng để giảm nợ, giảm chênh lệch giàu nghèo cũng như bảo vệ đất nước trước đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, mới đây, Morgan Stanley đã tăng dự báo về chứng khoán Trung Quốc với chỉ số MSCI China tăng 14% vào cuối năm tới, trong khi Bank of America đưa ra khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu nước này.
Vivek Paul, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao tại Viện đầu tư BlackRock, cho biết: “Nếu bạn là một nhà đầu tư quốc tế, việc cố gắng đoán xem chính quyền đang làm gì sẽ khó khăn hơn trong một môi trường mà họ không hoàn toàn ưu tiên tăng trưởng kinh tế”.
Xem thêm: Trung Quốc: Khủng hoảng thanh khoản ở cấp chính quyền địa phương