Theo ghi nhận, nguồn cung hàng hóa cũng như giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các tỉnh thành phía Nam tiếp tục diễn biến theo xu hướng ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
Theo ghi nhận, nguồn cung hàng hóa cũng như giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các tỉnh thành phía Nam tiếp tục diễn biến theo xu hướng ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
Những ngày qua, Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát tình hình thị trường.
Theo đó, nguồn cung hàng hóa cũng như giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các tỉnh thành phía Nam tiếp tục diễn biến theo xu hướng ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
Tại TP. Hồ Chí Minh: Tính đến ngày 04/11, đã có 150/234 chợ truyền thống (tăng 01 chợ so với ngày hôm trước) chính thức hoạt động tại nhiều quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Bên cạnh đó, các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.020/3.101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.
Đối với công tác mở lại Chợ Đầu mối, đến nay đã có 02/3 chợ đầu mối hoạt động lại là chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn; riêng tại Chợ đầu mối Thủ Đức vẫn tiếp tục duy trì việc tập kết, trung chuyển hàng hóa.
Tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường Thành phố trong ngày 03/11 và sáng 04/11 giảm 2% so với hôm trước, ước đạt 5.854,9 tấn/ngày. Trong đó, lượng hàng cung ứng qua hệ thống phân phối trong ngày 03/11 ước đạt 1.350 tấn/ngày.
Các doanh nghiệp Bình ổn thị trường và doanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường ước đạt 3.597,9 tấn/ngày (không bao gồm lượng hàng cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại).
Tại 03 chợ đầu mối, tổng lượng hàng đưa về cung ứng cho thị trường trong sáng ngày 04/11 giảm 11% so với ngày 03/11, ước đạt 2.268 tấn/đêm (trong đó cung ứng ra thị trường lẻ là 907 tấn/ngày, cho hệ thống phân phối khoảng 1.361 tấn/ngày).
Tại tỉnh Đồng Nai: Tính đến ngày 03/11/2021, trên địa bàn tỉnh hiện có 11/11 siêu thị, 227 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động; 31 điểm bán hàng thay thế chợ trong mùa dịch Covid-19 (giảm 80 điểm bán hàng so với tuần trước) và 105/148 chợ truyền thống đang hoạt động, chiếm tỷ lệ 71% (tăng 08 chợ so với tuần trước).
Nhìn chung, các hoạt động trên đi a bàn tỉnh đã trở lại trạng thái bình thường mới. Các siêu thị, trung tâm thương mại đã hoạt động bình thường; các quầy, sạp lương thực, thực phẩm tại chợ truyền thống cũng dần mở cửa trở lại; phần lớn các hộ gia đình đủ điều kiện đi lại, mua sắm các mặt hàng thiết yếu (đã được tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19).
Tại tỉnh Bạc Liêu: UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Văn bản số 4843/UBND-KT ngày 02/11/2021 và Văn bản số 4880/UBND-KT ngày 03/11/2021 về việc hướng dẫn hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc địa bàn theo cấp độ dịch cấp độ 3 và cấp độ 4.
Theo đó, nhân viên, người lao động và khách hàng tham gia giao dịch mua bán tại các chợ phải được tiêm đủ 02 liều vắc xin hoặc là người đã khỏi bệnh COVID-19; trường hợp người tham gia giao dịch mua bán (đi chợ) đã được tiêm 01 liều vác xin thì được đi chợ tối đa 02 lần/tuần. Người tham gia giao dịch mua bán (đi chợ) chưa tiêm vắc xin, giao Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ, bố trí việc đi chợ hộ.
Trên địa bàn tỉnh có 64 chợ, 06 siêu thị và 26 cửa hàng tiện lợi. phần lớn các chợ siêu thị và cửa hàng đều duy trì hoạt động và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Có 09/64 chợ đang tạm dừng một phần (số tiểu thương giảm từ 20-70%) và 01/64 chợ tạm dừng toàn bộ trong thời gian cách ly y tế đối với một số ít các chợ có ca nhiễm Covid- 19 tại chợ. Nguồn cung hàng hóa trong tỉnh hiện nay tương đối đầy đủ, giá cả ổn định, đáp ứng kịp thời, phục vụ nhu cầu cho người dân.
Tại tỉnh Tiền Giang: Trên địa bàn tỉnh có 181 chợ truyền thống, tính đến ngày 02/11/2021, có 35 chợ tạm ngưng hoạt động (Thành phố Mỹ Tho: 08 chợ; huyện Cai Lậy: 01 chợ; Thị xã Gò Công: 02 chợ; Huyện Cái Bè: 06 chợ; Huyện Chợ Gạo: 04 chợ; Huyện Châu Thành: 14 chợ; Huyện Gò Công Tây: 01 chợ) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngoài ra còn có 04/04 siêu thị và chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh (79/79 cửa hàng), WinMart+ (5/5 cửa hàng), 11 cửa hàng bán lẻ cửa hai hợp tác xã thương mại dịch vụ vẫn duy trì hoạt động. Nhiều cửa hàng bách hóa, quán ăn, quán giải khát đã hoạt động trở lại.
Lượng hàng hóa cung ứng tại các chợ, hệ thống phân phối duy trì ổn định, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Ngoài ra, các nhà phân phối sử dụng kênh phân phối trực tuyến, người mua sử dụng hình thức mua sắm và thanh toán trực tuyến, hàng hóa nhận tại nhà, tạo ra xu hướng phân phối trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tuy nhiên, do người dân còn e ngại tập trung đông người, nên lượng khách hàng đi mua sắm tại hệ thống siêu thị, chợ giảm 30-50% trước khi có dịch.