Không để thiếu hàng, sốt giá dịp Tết Nguyên đán

Thứ sáu, 05/11/2021 | 13:53 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Công Thương đang theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Có thể thấy, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục tác động lớn đến hoạt động kinh tế trong nước và thế giới. Tại Việt Nam, từ cuối tháng 7, dịch bệnh đã bùng phát mạnh, nhất là ở các tỉnh phía Nam, sản xuất, kinh doanh tại các địa phương có dịch bệnh bị đình trệ, lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của người dân. Dịch bệnh đã khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa 10 tháng đầu năm giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước (đây cũng là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây). 

Theo Bộ Công Thương, đến nay, dịch Covid-19 mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, sau thời gian áp dụng các biện pháp kiểm soát đi lại để phòng chống dịch bệnh lây lan, khi các nước thay đổi chiến lược ứng phó với dịch bệnh theo hướng chung sống với Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần khôi phục, nhu cầu hàng hóa, nhất là nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng tăng, giá tăng mạnh.

Trong nước, cung cầu các mặt hàng cũng đang có nhiều biến động, thị trường các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, khí đốt, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm từ nay đến cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có những biến động tiêu cực.

Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án cung ứng hàng hóa và xử lý các biến động bất thường của thị trường.

Nhằm bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ngành Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp thương mại cho biết sẽ tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chủ động nguồn hàng, không để xảy ra khan hàng, sốt giá.

Theo dự kiến, Hà Nội sẽ tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, gồm gạo, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi. Các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, gồm nông, lâm, sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát. Mặt hàng hoa tươi, may mặc, điện máy cũng được các doanh nghiệp chú trọng dự trữ.

Để bảo đảm nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, Sở Công Thương Hà Nội sẽ đẩy mạnh phối hợp với các địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… đưa nguồn hàng các tỉnh, thành phố về Thủ đô tiêu thụ.

Hiện, Hapro đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần với giá trị hàng hóa tương đương Tết Nguyên đán 2021. Ngoài nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của Thành phố, doanh nghiệp đã chuẩn bị các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến mang thương hiệu Hapro như gạo Hapro Đồng Tháp, hạt điều rang muối, xúc xích, chân giò hun khói… Bên cạnh đó là các loại đặc sản vùng miền cũng được hệ thống siêu thị chú trọng.

Đặc biệt, để hạn chế tập trung đông người mua sắm, góp phần ngăn chặn dịch COVID-19, Hapro sẽ đẩy mạnh hoạt động bán hàng online thông qua thương mại điện tử.

Đại diện phía siêu thị Big C cho biết, lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nhâm Dần của DN dự kiến tăng 5-7% so với kế hoạch Tết 2021, trong đó, tập trung vào nguồn hàng trong nước, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng truyền thống.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Sau 58 ngày đấu tranh, vụ việc bỏ lô hàng nước tăng lực tại Benin trong khuyến cáo gửi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã được xử lý dứt điểm.
Đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ đầu năm 2022

Đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ đầu năm 2022

Cục Hàng không Việt Nam vừa tiếp tục có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về kế hoạch mở lại đường bay quốc tế. Theo đó, các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đi, đến Việt Nam được đề xuất mở lại theo 4 giai đoạn, thực hiện từ quý 4 năm 2021.
Hiệp định EVFTA mang lại nhiều kết quả tích cực trong năm đầu tiên thực thi

Hiệp định EVFTA mang lại nhiều kết quả tích cực trong năm đầu tiên thực thi

Hiệp định EVFTA là một trong những Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng tốt nhất trong năm đầu tiên thực thi. Nhờ có Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đã tăng trưởng theo hướng bền vững hơn, cả về chất và lượng, với cả xuất, nhập khẩu đều đạt kết quả tích cực.
Bắc Kinh siết bất động sản, nhiều địa phương thất thu

Bắc Kinh siết bất động sản, nhiều địa phương thất thu

Việc Bắc Kinh siết bất động sản và ghìm cương giá địa ốc đang khiến tình hình tài chính của nhiều địa phương ở nước này bị tổn hại.
Khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Sau 58 ngày đấu tranh, vụ việc bỏ lô hàng nước tăng lực tại Benin trong khuyến cáo gửi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã được xử lý dứt điểm.
Hiệp định EVFTA mang lại nhiều kết quả tích cực trong năm đầu tiên thực thi

Hiệp định EVFTA mang lại nhiều kết quả tích cực trong năm đầu tiên thực thi

Hiệp định EVFTA là một trong những Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng tốt nhất trong năm đầu tiên thực thi. Nhờ có Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đã tăng trưởng theo hướng bền vững hơn, cả về chất và lượng, với cả xuất, nhập khẩu đều đạt kết quả tích cực.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp