Thị trường chứng khoán tại nhiều khu vực đã cho thấy dấu hiệu ổn định sau khi giới phân tích đánh giá tiến triển của các cuộc đàm phán sắp tới giữa Nga - Ukriane.
Thị trường chứng khoán tại nhiều khu vực đã cho thấy dấu hiệu ổn định sau khi giới phân tích đánh giá tiến triển của các cuộc đàm phán sắp tới giữa Nga - Ukriane.
Tại phiên giao dịch đầu tuần, hầu hết các thị trường chứng khoán đều trong trạng thái ổn định cũng như giá dầu có xu hướng giảm do kỳ vọng về cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine đạt được tiến triển tích cực.
Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu đang trong giai đoạn chuẩn bị cho việc tăng lãi suất tại Mỹ và Anh trong tuần này.
Giá cổ phiếu S&P 500 tương lai tăng 0,3%, hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0,2%, hợp đồng tương lai EURO STOXX 50 tăng 0,9% và FTSE kỳ hạn tăng 0,4% sau khi giới phân tích đánh giá khả năng sẽ có những diễn biến tích cực trong cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine.
Đồng thời, chỉ số Nikkei 225 ghi nhận mức tăng là 0,8%, tuy nhiên chỉ số MSCI của cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản bị kéo xuống mức 1,1% do tình hình thua lỗ ở Trung Quốc.
Các blue-chip của Trung Quốc đồng loạt giảm 1,1% sau khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt khiến thành phố Thâm Quyến bị phong tỏa cũng như dấy lên đồn đoán về việc nới lỏng chính sách.
Thị trường trái phiếu tại nhiều khu vực khác vẫn chịu áp lực sau khi giảm mạnh vào tuần trước trong bối cảnh giá hàng hóa tăng cao, thúc đẩy tình trạng lạm phát. Cụ thể, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 3 điểm cơ bản lên 2,03%.
Đáng chú ý, một thước đo lạm phát kỳ vọng lạm phát của Mỹ đã tăng lên 3% và gần chạm mức cao kỷ lục. Điều này khiến nhà phân tích càng chắc chắn hơn về việc nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản của Fed tại cuộc họp chính sách diễn ra trong tuần này.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến sẽ nâng lãi suất lên 0,75% vào thứ Năm tới, ghi nhận lần tăng thứ 3 liên tiếp.
Ngoài ra, hợp đồng tương lai của quỹ Fed cũng ám chỉ rằng, lãi suất sẽ được nâng lên không dưới 6 lần, lên mức khoảng 1,75%. Điều này giữ cho đồng USD chạm gần mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Song song đó, đồng Euro bị mắc kẹt ở mức 1,0910 USD và không xa mức đáy trong vòng 22 tháng gần đây là 1,0804 USD, trong khi đồng USD đạt mức cao nhất trong 5 năm so với đồng Yên là 117,82.
"Đồng Yên đã không thể hiển thị các thuộc tính trú ẩn an toàn điển hình của nó, một phần là do sự gia tăng lớn trong lợi suất của Mỹ và chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của BoJ đã ngăn cản JGBs sau khi lợi suất cốt lõi toàn cầu tăng", theo Chiến lược gia ngoại hối cấp cao của Ngân hàng Quốc gia Úc.