Thế giới ngày càng "khát" dầu hướng dương vì chiến sự Nga - Ukraine

Thứ ba, 03/05/2022 | 16:48 Theo dõi CFĐT trên

Đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng thiếu mặt hàng thiết yếu và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine càng làm nguồn cung gián đoạn hơn, đẩy giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng tại các siêu thị trên thế giới.

Trước xung đột Nga - Ukraine diễn ra, Ukraine là nhà xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất toàn cầu. Tình hình hiện tại đã làm tê liệt quá trình thu hoạch ở Ukraine, khiến nhiều quốc gia cạn dần dầu ăn dự trữ, làm trầm trọng hơn nữa cuộc khủng hoảng thực phẩm ở Đông Phi, buộc Indonesia phải áp dụng các hạn chế xuất khẩu.

Người tiêu dùng, gần đây nhất là tại Anh, đang bị giới hạn lượng dầu ăn được mua trong khi các siêu thị và nhà hàng điều chỉnh cách ứng phó với giá tăng.

Tình trạng thiếu dầu ăn khiến nhiều siêu thị ở Anh phải giới hạn số lượng mỗi khách hàng có thể mua (Ảnh: AP).
Tình trạng thiếu dầu ăn khiến nhiều siêu thị ở Anh phải giới hạn số lượng mỗi khách hàng có thể mua (Ảnh: AP).

"Các chuỗi cung ứng, vốn đã bị gián đoạn bởi Covid-19, càng rơi vào tình trạng phức tạp hơn nữa vì xung đột quân sự ở Ukraine, dẫn tới thiếu một số mặt hàng như dầu hướng dương và đẩy giá các sản phẩm thay thế. Các nhà sản xuất đang làm mọi việc có thể để kéo chi phí xuống nhưng một số nơi không thể tránh khỏi việc sẽ phải chuyển phần giá tăng thêm cho người tiêu dùng", Kate Halliwell - Giám đốc khoa học tại Liên đoàn Đồ uống và Thực phẩm đại diện cho lĩnh vực sản xuất lớn nhất của Anh - cho biết.

Ông Tom Holder, người phát ngôn của Liên doanh Bán lẻ Anh, nói các hãng bán lẻ đã áp hạn chế với khách hàng sau khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine làm gián đoạn nguồn cung.

Các chuỗi siêu thị ở Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và các quốc gia khác đã áp hạn chế mua dầu ăn khi đối mặt với lực cầu tăng mạnh. Tại Tesco, chuỗi bán lẻ lớn ở Anh, khách hàng chỉ được phép mua tối đa 3 chai dầu ăn.

"Giỏ bánh mỳ của châu Âu"

Ngành nông nghiệp Ukraine đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Nông dân không thể thu hoạch nông sản, Các kho ngũ cốc, cây trồng tại khu vực được coi là "giỏ bánh mỳ của châu Âu" bị phá hủy. Nga và Ukraine chiếm khoảng 75% nguồn cung dầu hướng dương - một nguyên liệu nấu ăn quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới.

Trồng trọt, sản lượng và giao thương đều suy giảm, giá hàng hóa tăng mạnh, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết trong tháng 4. Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) ghi nhận giá các loại dầu thực vật tăng mạnh vì chiến tranh và hạn hán kéo dài ở những khu vực như Brazil, Argentina.

Các chủ doanh nghiệp ở Anh vẫn do dự trong việc chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng và đang chạy đua để tìm nguồn cung dầu ăn thay thế.

Harry Niazi, sở hữu nhà hàng Famous Olley's Fish Experience ở London, cho biết giá một thùng dầu hướng dương 20 lít đã tăng từ 22 bảng Anh (29 USD) lên 42,5 bảng Anh (55 USD). "Điều đó thật đáng sợ và tôi không biết ngành cá và khoai tây chiên sẽ thích ứng thế nào", Niazi trả lời AP.

Tại Anh, quốc gia nhập khẩu 83% nhu cầu dầu hướng dương từ Ukraine, người tiêu dùng được khuyến khích hạn chế mua nhiều. Siêu thị Tesco giới hạn mỗi khách hàng được mua 2 chai dầu ăn. Waitrose đang phối hợp với các nhà cung ứng để tăng đơn mua dầu ăn.

Sự gián đoạn này đáng ngại đến mức các cơ quan quản lý thực phẩm Anh hồi tháng 3 cho biết các nhà sản xuất đang thay thế dầu ăn bằng dầu hạt cải dầu, "khẩn cấp" đến mức một số không thể thay đổi kịp nhãn dán.

"Các công ty thực phẩm đang cảnh báo rằng nguồn cung dầu hướng dương tại Anh có thể cạn kiệt trong vài tuần. Một số công ty đang gặp khó khăn nghiêm trọng", FSA cho biết trong một thông báo.

Các công ty cũng tìm cách điều chỉnh bằng mọi thứ sẵn có, chuyển sang sử dụng dầu cọ hoặc dầu đậu nành. Dầu hạt cải dầu, gần đây được định hướng cho thị trường diesel sinh học, cũng đã được chuyển sang sử dụng cho chế biến thực phẩm, theo báo cáo của Fedoil, tổ chức đại diện cho các công ty ép hạt dầu châu Âu.

Tiêu dùng dầu hướng dương, lựa chọn phổ biến ở Anh cho món rán và dầu thực vật lần lượt tăng 27% và 40% so với cùng giai đoạn năm 2021, theo số liệu cung cấp từ công ty nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Kantar của Anh.

Frase McKevitt, nhà phân tích tại Kantar, cho biết người tiêu dùng mua tích trữ, nhận thức được nguy cơ thiếu hàng sẽ đẩy giá bán lên cao hơn nữa ngay cả trước khi các siêu thị bắt đầu áp giới hạn mua trong tháng 4.

Dịch chuyển từ dầu hướng dương

Theo Halliwell, 1/4 lượng dầu hướng dương trên thị trường toàn cầu đã "biến mất" sau khi phương Tây áp lệnh trừng phạt Nga. Một biến số khó lường nữa là diện tích hướng dương được trồng ở Ukraine bao nhiêu và nước này có thể thu hoạch để bán ra thị trường trong bối cảnh này hay không.

Tại Mỹ, theo Robb MacKie - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà làm bánh Mỹ, xung đột Nga - Ukraine làm gia tăng sức ép lên các nhà sản xuất dầu đậu nành nội địa để bù đắp lượng thiếu hụt trong nước. "2/3 thị trường xuất khẩu dầu ăn chính thường được các nhà làm bánh sử dụng là dầu hướng dương từ Ukraine và dầu cọ từ Indonesia đang hỗn loạn hoàn toàn", ông cho biết.

MacKie kêu gọi có hành động liên bang để chuyển tồn kho dầu đậu nành sang ngành thực phẩm thay vì sản xuất nhiên liệu sinh học. "Sự gián đoạn của nguyên liệu phổ biến này sẽ đè nặng hơn nữa đến hệ thống thực phẩm của Mỹ".

Những quốc gia khác cũng cảm nhận sức nóng là các thị trường xuất khẩu chính của Ukraine trong năm 2021 như Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Liên minh châu Âu, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Rema 1000, chuỗi siêu thị ở Na Uy, đang cân nhắc bán dầu cọ trở lại sau khi cấm mặt hàng này vì lý do môi trường. Chi nhánh Rema 1000 ở Đan Mạch giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 3 chai dầu ăn.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể gặp trở ngại bởi Indonesia áp lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ do tình trạng thiếu nguồn cung trên toàn cầu vì thời tiết và thị trường thắt chặt bởi xung đột Nga - Ukraine, công ty phân tích ngành Oil World cho biết hôm 28/4.

Tại Na Uy, Christopher Harlem - Giám đốc điều hành công ty nhập khẩu Harlem Food - cho biết một số công ty châu Âu đến nay đang đáp ứng được lực cầu bằng cách mạnh tay sử dụng dầu hướng dương dự trữ.

"Đến lúc nào đó, các kho chứa sẽ không được bổ sung thêm hàng. Tôi không thể mua chút nào dầu hướng dương lúc này, chưa nói đến khối lượng lớn", ông nói và cho biết: "Tôi nghĩ chúng tôi phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng cận kề và phải bắt đầu tính đến phương án thích ứng và thay thế".

Theo Dân trí
Theo VnMedia.vn Copy
Ngày mai (4/5), giá xăng có thể tăng

Ngày mai (4/5), giá xăng có thể tăng

Theo dự báo, trong kỳ điều hành xăng dầu ngày mai (4/5), giá xăng dự báo sẽ tăng khoảng 400 - 600 đồng/lít và và giá dầu cũng điều chỉnh cộng khoảng gần 200 - 300 đồng/lít.
Đức tuyên bố sẵn sàng cấm dầu Nga

Đức tuyên bố sẵn sàng cấm dầu Nga

Hai bộ trưởng Đức cho biết nước này sẵn sàng ủng hộ EU áp lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga ngay lập tức.
Nga tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ukraine

Nga tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ukraine

Ngày 1/5, Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua Ukraine nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khu vực này.
Nhà đầu tư hàng đầu cảnh báo: Hiện tượng “bong bóng” chạm 50% thị trường

Nhà đầu tư hàng đầu cảnh báo: Hiện tượng “bong bóng” chạm 50% thị trường

Thị trường Phố Wall có thể đang trong giai đoạn đầu của sự sụt giảm nghiêm trọng.
Bitcoin có thể rơi xuống 24.000 USD

Bitcoin có thể rơi xuống 24.000 USD

Tuần qua, giá Bitcoin lao dốc mạnh cùng với thị trường chứng khoán. Với biến động giá hiện tại, một số nhà phân tích dự đoán Bitcoin sẽ chạm đáy 24.000 USD trong năm nay.
Cú sốc mới trên thị trường tài chính toàn cầu

Cú sốc mới trên thị trường tài chính toàn cầu

Bloomberg Economics ước tính rằng, các nhà hoạch định chính sách thuộc nhóm G7 sẽ thu hẹp bảng cân đối kế toán của họ khoảng 410 tỷ USD trong thời gian còn lại của năm 2022. 
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp