Vừa qua, Đại học Đà Nẵng đã ban hành Kết luận thanh tra về công tác đào tạo và tài chính đối với Trường Đại học Bách khoa. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong Kết luận thanh tra có dấu hiệu “bao che”, dẫn đến công dân có đơn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để phản ánh.
Ngày 19/1/2021, Giám đốc Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) ban hành Kết luận thanh tra số 431/QĐ-ĐHĐN về việc thanh tra công tác đào tạo và tài chính tại Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) từ ngày 1/3/2021- 6/3/2021. Đến ngày 31/5/2021, Giám đốc ĐHĐN đã ban hành Kết luận thanh tra số 1988/KL-ĐHĐN (Kết luận thanh tra số 1988) về công tác đào tạo và tài chính tại Trường ĐHBK.
Tại trang 7 của Kết luận thanh tra số 1988 nêu: Năm 2018, Trường ĐHBK có 5 đề án đào tạo Chất lượng cao (CLC) được ĐHĐN cho phép thực hiện theo Quyết định số 968/QĐ-ĐHĐN ngày 26/3/2018 và Quyết định số 1069/QĐ-ĐHĐN ngày 4/4/2018 của Giám đốc ĐHĐN; Thời gian đào tạo của các Chương trình đào tạo (CCĐT) CLC đều là 4.5 năm; khối lượng kiến thức tối thiểu của ngành Kỹ thuật Xây dựng là 133.5 tín chỉ. Ngành Kỹ thuật Cơ khí là 151 tín chỉ, ngành Kinh tế Xây dựng là 152 tín chỉ, ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là 150 tín chỉ, ngành Kỹ thuật Nhiệt là 152.5 tín chỉ.
Trên thực tế, ngày 7/2/2018 Hiệu trưởng Trường ĐHBK đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-ĐHBK về việc phê duyệt Đề án Chất lượng cao ngành Kinh tế Xây dựng, ngành Kỹ thuật Nhiệt. Kết luận thanh tra 1988 đã đưa ra Các CCĐT có khối lượng kiến thức 120 tín chỉ được ghi ban hành theo Quyết định số 124/QĐ-ĐHBK không phải là CTĐT nằm trong 5 đề án đào tạo CLC được cho phép thực hiện năm 2018, không có quyết định ban hành, nên không có giá trị pháp lý. Việc Trường ĐHBK đã thực hiện cấp, sửa đổi hoặc xây dựng CTĐT của 05 Chương trình CLC này, nhưng không đưa ra quyết định ban hành là thực hiện không đúng quy định tại điểm b Khoản 2, Điều 8 (hoặc Khoản 3, Điều 7) Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT).
Các Quyết định 968 hay 1069 của Giám đốc ĐHĐN, Hiệu trưởng Trường ĐHBK tự ban hành Kế hoạch số 564/QĐ-ĐHBK ngày 11/5/2018 về chương trình đào tạo CLC định hướng “học theo dự án”. Kết luận thanh tra 1988 cho rằng: “Trong nội dung Kế hoạch 564 của ĐHBK và minh chứng không thể hiện rõ việc trường đã thực hiện bước đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của CTĐT đang thực hiện (bước 3 trong quy trình cập nhật, đánh giá CTĐT). Việc bỏ qua bước này là chưa thực hiện đúng quy định tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT”.
Ban Giám đốc ĐHĐN chưa công bố Kết luận thanh tra số 1988, mà lại đồng ý cho bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Hải giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng ĐHBK tại Công văn số 2047/ĐHĐN-TCCB ngày 3/6/2021 của ĐHĐN về công tác cán bộ, trong khi ngày 8/6/2021 mới công bố Kết luận thanh tra 1988 (có liên quan đến ông Nguyễn Hồng Hải) là chưa đảm bảo. Như vậy, Trường ĐHBK chưa thực hiện kiểm điểm trách nhiệm sau Kết luận thanh tra 1988 của ĐHĐN theo Mục 2, 3 Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đã vội vàng bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Hải chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐT ngày 4/6/2021 của Chủ tịch Hội đồng Trường ĐHBK.
Dấu hiệu “bao che” cho hành vi vi phạm?
Quyết định 124/QĐ-ĐHBK do Hiệu trưởng Trường ĐHBK ban hành trước khi được ĐHĐN thẩm định và ban hành Chương trình đào tạo là trái với quy định tại Điều 15 Thông tư số 08/2014/TT-BGDDT ngày 20/3/2014 của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, văn bản trên ban hành trái thẩm quyền và không đúng quy trình, Ban Giám đốc đã không chỉ ra việc vi phạm Khoản 2, 3 Điều 15 của Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành về đào tạo chất lượng cao trình độ Đại học.
Kết luận thanh tra 1988 khẳng định: “CTĐT nằm trong 5 đề án đào tạo CLC được cho phép thực hiện năm 2018, không có quyết định ban hành, nên không có giá trị pháp lý”. Kể từ đó, dẫn đến việc kê khai trong Đề án tuyển sinh năm 2018 và năm 2019 đối với 5 CTĐT CLC được phê duyệt tại Quyết định 124/QĐ-ĐHBK là trái với quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT ngày 20/1/2017 của Bộ GD&ĐT. Ban Giám đốc ĐHĐN đã không nêu vi phạm này trong Kết luận thanh tra số 1988.
Tại 5 Biên bản họp thẩm định khung CTĐT CLC định hướng “học theo dự án” đã tiến hành vào các thời điểm: ngành Kỹ thuật Cơ điện tử (8h00 ngày 26/3/2019), ngành Kỹ thuật Cơ khí (họp từ 13h30 đến 14h50 ngày 26/3/2019), ngành Kỹ thuật Nhiệt (họp từ 14h40 đến 16h15 ngày 26/3/2019), ngành Kinh tế Xây dựng (họp 11h00 ngày 27/3/2019), ngành Kỹ thuật Xây dựng (họp 9h20 ngày 28/3/2019). Như vậy, thời gian thẩm định khung CTĐT sau thời điểm thực hiện công khai đề án tuyển sinh năm 2018; trái với quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 7 Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017. Đồng thời, tại các Biên bản họp thẩm định 5 khung CTĐT CLC, thành phần tổ thẩm định theo Quyết định 582/QĐ-ĐHBK do Hiệu trưởng Trường ĐHBK ban hành chỉ có 05 thành viên cố định gồm các ông (bà): Phan Minh Đức, Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Thị Diệu Hằng, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Chánh Tú; thành phần trên không đúng với quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ GD&ĐT, nhưng Kết luận thanh tra 1988 của ĐHĐN không nêu ra?.
Việc Hiệu trưởng ĐHBK ban hành 5 CTĐT CLC không theo đúng quy định, văn bản không có giá trị pháp lý. Do vậy, việc tổ chức đào tạo và thu học phí của sinh viên khóa 2018 và khóa 2019 của 5 CTĐT CLC theo mức học phí chất lượng cao có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khoảng thời gian 2018 đến 2020, Ban Giám đốc ĐHĐN lại không tổ chức thanh, kiểm tra chương trình đào tạo, để xảy ra việc vi phạm pháp luật như trên. Nhưng Kết luận thanh tra 1988 của ĐHĐN lại không nêu ra vi phạm về thu học phí và không yêu cầu trường ĐHBK trả lại khoản học phí đã thu của sinh viên các CTĐT.
Kết luận thanh tra 1988 đã khẳng định: “Trường không thực hiện bước đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá và xây dựng về tính hiệu quả của CTĐT đang thực hiện là chưa thực hiện đúng quy trình cập nhật và tổ chức đánh giá CTĐT theo qui định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Nhưng trong phần kiến nghị của Kết luận thanh tra 1988 không kiến nghị việc xử lý và biện pháp khắc phục, trái với Điều 42 Luật Thanh tra.
Kết luận thanh tra 1988 kiến nghị Trường ĐHBK kiểm tra, rà soát lại toàn bộ CTĐT các CTCLC trình độ đại học; chấn chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót; bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về tổ chức đào tạo CTCLC. Rà soát, bố trí giảng viên đáp ứng đủ trình độ, năng lực và thâm niên tham gia giảng dạy CTCLC theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ GD&ĐT …Trường ĐHBK cần rút kinh nghiệm về việc tổ chức điều chỉnh đối với CTĐT của các CTCLC mới được cấp có thẩm quyền cho phép. Kiểm điểm trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để xảy ra hạn chế, thiếu sót nêu trong kết luận.
Không đồng tình với Kết luận thanh tra số 1988, một công dân đã có đơn phản ánh Ban Giám đốc ĐHĐN có dấu hiệu bao che cho hành vi vi phạm trong công tác đào tạo, tài chính và bổ nhiệm cán bộ tại Trường ĐHBK-ĐHĐN khi ban hành kết luận thanh tra tới Bộ GD&ĐT. Ngày 15/7/2021, Thanh tra Bộ GD&ĐT có Văn bản số 642/TTr-NV3 gửi Giám đốc Đại học Đà Nẵng chỉ đạo rà soát lại Kết luận thanh tra 1988 và nội dung công dân nêu trong đơn, trả lời công dân và báo cáo Thanh tra Bộ GD&ĐT trước ngày 2/8/2021.
Để làm rõ thông tin phản ánh trên, phóng viên đã đặt lịch làm việc với ĐHĐN.
Tạp chí Tòa án nhân dân tiếp tục thông tin sau khi có phản hồi từ Đại học Đà Nẵng.
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/cong-dan-va-phap-luat-2/truong-dai-hoc-da-nang-ket-luan-thanh-tra-cua-dai-hoc-da-nang-co-dau-hieu-%E2%80%9Cbao-che%E2%80%9D-thanh-tra-bo-gddt-yeu-cau-ra-soat6181.htmlCopy link
Theo giới chức Italy, các tàu Nga hiện đang neo đậu tại các cảng của Italy sẽ phải lập tức rời đi khi kết thúc hoạt động thương mại; Romania và Bỉ cũng ban hành các lệnh cấm tàu Nga cập cảng.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm tới hết tháng 3 là 61.536,08 tỷ đồng, đạt 11,03% kế hoạch (đạt 11,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.
“Hội nghị Xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã tỉnh Hoà Bình năm 2022 tại Thành phố Hà Nội” với Chủ đề “Hòa Bình - Hương vị xứ Mường và Thương mại điện tử”, sẽ diễn ra tại Làng Mường – Khu Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam từ ngày 17-23/4/2022.
Có ba cách chủ yếu để thoát nước mưa là từ mái nhà, sân và các khu vực lát đá: cống thoát nước mưa, hố thu nước mưa và tích trữ trong các bể chứa. Trong một số trường hợp, các cống thoát nước mưa có thể có các kênh mở và thường được sử dụng phổ biến hơn ở các khu vực đô thị hoặc khu đông dân. Chúng thường dùng để thoát nước từ đường cao tốc cũng như từ các tòa nhà.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.