Thách thức mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội

Chủ nhật, 15/01/2023 | 13:54 Theo dõi CFĐT trên
Xếp hàng mua nhà ở xã hội tại dự án NHS Phương Canh, Hà Nội.Ảnh: Thành Nguyễn
Xếp hàng mua nhà ở xã hội tại dự án NHS Phương Canh, Hà Nội.Ảnh: Thành Nguyễn

Nhà quản lý khẳng định đủ hành lang pháp lý

Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán vào cuối năm 2022, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, với dự án nhà ở xã hội, trình tự, thủ tục liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu trình, ban hành và hướng dẫn thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhóm này để có căn cứ triển khai nhanh gọn hơn.

Theo ông Sinh, mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030 là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Xây dựng đã hoàn thành và trình đề án với nhiều giải pháp triển khai, từ cơ chế, chính sách tổng quan tới việc lập quỹ đất, danh mục dự án, lựa chọn chủ đầu tư…

“Đặc biệt, một điểm quan trọng là có phần giao nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội cho các chủ đầu tư lớn có đủ năng lực triển khai dự án. Hy vọng, với sự tham gia của nhóm nhà đầu tư này, nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, lao động phổ thông… sẽ được giải quyết nhanh hơn”, ông Sinh nói và cho biết thêm, việc chuyển đổi mục đích dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng được khuyến khích, với từng dự án sẽ có phương án chuyển đổi riêng, chẳng hạn dự án trước đây đã hoàn thiện các thủ tục thì xin điều chỉnh theo quy định hiện hành…

“Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại hoàn toàn có thể chuyển đổi sang nhà ở xã hội vì hành lang pháp lý đã có đủ ”, ông Sinh khẳng định.

Nhưng doanh nghiệp còn nhiều lấn cấn

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Trần Đại Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư FII Việt Nam (FIIVN) cho biết, dù được nói là ưu tiên phát triển, nhưng làm dự án nhà ở xã hội gian khó trùng trùng vì quy trình không khác mấy so với một dự án nhà ở thương mại, hiện đối mặt với nhiều rào cản lớn về quỹ đất, nguồn vốn, quy hoạch, thủ tục pháp lý, quy định xét duyệt người mua…

Lấy dẫn chứng, ông Nghĩa cho biết, Khoản 1, Điều 56 - Luật Nhà ở năm 2014 quy định, trong quá trình lập quy hoạch, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ phần đất để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, khi xem xét các đồ án quy hoạch cấp phân khu 1/2000 trở lên thuộc thẩm quyền của UBND, rất hiếm trường hợp xác định cụ thể quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Việc trao trách nhiệm cho UBND các cấp phê duyệt mà không kèm theo các tiêu chuẩn bắt buộc là nguyên nhân chính khiến các đồ án quy hoạch hiện nay chưa xác định được chính xác quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

Tương tự là quỹ đất phát triển các dự án nhà ở xã hội trong khu công nghiệp, thông thường, các khu công nghiệp khi lập đề án chưa có các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nên nếu muốn bố trí quỹ đất làm nhà thì phải thay đổi toàn bộ kế hoạch phát triển nhà ở khu vực và khi đó, việc bố trí lại quỹ đất không hề dễ dàng.

Hay về nguồn vốn, việc hỗ trợ cho vay làm dự án và vay mua nhà ở xã hội mới được thể hiện trên Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP, nhưng về phía cho vay là các ngân hàng lại chưa có hướng dẫn cụ thể…

“Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ được hưởng tối đa 10% lợi nhuận, nhưng tiền bồi thường đất lại tính theo giá nhà nước vốn cao hơn 4-5 lần so với giá thị trường. Vừa phải đối mặt với thủ tục nhiêu khê, vừa bị khống chế lợi nhuận nên không mấy chủ đầu tư mặn mà với dự án nhà ở xã hội”, ông Nghĩa nói và cho biết thêm, có chủ đầu tư từng có ý định phát triển dự án nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp, nhưng sau khi thấy một rừng thủ tục đã “bỏ của chạy lấy người”.

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội cũng cho hay, cách đây vài năm, đơn vị này thực hiện một dự án khu đô thị ở miền Trung, hiện đã đi vào giai đoạn cuối những vẫn chưa thể nghiệm thu để bàn giao.

“Cái khó là lúc đầu địa phương không yêu cầu phát triển nhà ở xã hội nên dự án không bố trí quỹ đất. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, chính quyền lại yêu cầu phải có hạng mục nhà ở xã hội mới có thể khép lại dự án, nhưng quỹ đất đã hết, doanh nghiệp lại đang gặp nhiều khó khăn nên không biết xử lý ra sao”, vị đại diện doanh nghiệp trên kể.

Một khúc mắc nữa được chỉ ra khi bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại, đó là việc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại lựa chọn hình thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%, thay vì phải làm dự án nhà ở xã hội. Ông Đào Văn Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) cho biết, về cơ bản, giá nhà ở xã hội được cấu thành bởi 4 loại chi phí gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng, chi phí lãi vay và chi phí vận hành hậu bàn giao.

Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng gồm chi phí tư vấn, quản lý dự án theo định mức có sẵn, nhưng trên thực tế, chủ đầu tư phải chi thêm “phí ngoài” để thỏa thuận với người dân, nếu không có chi phí này thì gần như dự án không thể triển khai bởi không có được sự đồng thuận từ người dân và dù là chi phí hợp lý, nhưng chủ đầu tư lại không được hạch toán vào chi phí dự án, do đó cần được hợp thức hóa để đảm bảo quyền lợi cho cả 3 bên gồm Nhà nước (làm được dự án, đảm bảo an sinh), chủ đầu tư (được hạch toán để kích đầu tư dự án) và người dân (được đền bù đất theo giá thị trường).

Tương tự là chi phí xây dựng (hệ thống kết cấu kiến trúc, cơ điện…), đây là một loại chi phí lớn nên cần có chính sách hỗ trợ về thuế cho các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu để giảm chi phí này xuống, tạo dư địa giảm giá nhà.

Về chi phí lãi vay, việc quyết toán dự án thường được tính đến thời điểm bàn giao nhà, nhưng thực tế là không phải dự án nào cũng bán hết, mà vẫn còn tồn đọng sản phẩm, dẫn đến việc chủ đầu tư phải mất thêm chi phí vận hành, trong khi phí dịch vụ chưa thể thu để bù đắp.

Nhìn nhận về câu chuyện xin đóng tiền thay vì làm nhà ở xã hội, ông Duy cho rằng, Nhà nước nên cho phép các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nộp tiền sử dụng phần quỹ đất 20% trong các dự án để thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia. Nguồn quỹ này được dùng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng hoặc cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay. Làm được điều đó, một mặt giúp điều tiết nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở xã hội, mặt khác sẽ tạo điều kiện tiếp cận vốn vay cho các chủ đầu tư, nâng cao tính khả thi của các dự án.

Theo bds.tinnhanhchungkhoan.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Nhà thầu 3 dự án PPP cao tốc Bắc-Nam bị thay thế do chậm tiến độ

Nhà thầu 3 dự án PPP cao tốc Bắc-Nam bị thay thế do chậm tiến độ

Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, các Ban Quản lý dự án (QLDA) được đề nghị xem xét, thay thế nhà thầu chậm, đảm bảo tiến độ về đích 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đầu tư theo hình thức PPP.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất của Hiệp hội nhà thầu về sân bay Long Thành

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất của Hiệp hội nhà thầu về sân bay Long Thành

Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam lo ngại Gói thầu 5.10 - Xây dựng nhà ga hành khách và lắp đặt thiết bị, sân bay Long Thành khó có thể hoàn thành trong 33 tháng.
Toàn cảnh sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm trên cả nước đến 15/1

Toàn cảnh sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm trên cả nước đến 15/1

Tính đến 15-1, các cơ quan điều tra đã khởi tố 84 người có liên quan đến sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm trên cả nước, trong đó có cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà.
Nomura dự đoán giá nhà ở Anh sẽ giảm 15%

Nomura dự đoán giá nhà ở Anh sẽ giảm 15%

Giá nhà ở Anh có xu hướng giảm khoảng 15% vào giữa năm 2024, các nhà kinh tế từ ngân hàng Nhật Bản Nomura cho biết hôm thứ Năm, mức giảm nghiêm trọng hơn so với dự đoán của các nhà dự báo khác.
Giá căn hộ sơ cấp ở Hà Nội tăng chóng mặt suốt 5 năm

Giá căn hộ sơ cấp ở Hà Nội tăng chóng mặt suốt 5 năm

Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
BWE tạm ứng cổ tức 2022

BWE tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, HOSE: BWE) mới đây đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 và tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.
Cafe Khởi nghiệp