Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn Thực

Chủ nhật, 11/04/2021 | 17:42 Theo dõi CFĐT trên

Cứ đến ngày 3/3 Âm lịch hằng năm, hay còn gọi là Tết Hàn Thực, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay làm lễ cúng gia tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về ngày lễ này. Như vậy, Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn Thực.

Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là gì?

Cứ mỗi dịp 3/3 Âm lịch hằng năm, người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay, chuẩn bị lễ cúng Tết Hàn Thực? Vậy Tết Hàn Thực là ngày gì?

Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 - Hàn" có nghĩa là lạnh, "食 - Thực" có nghĩa là ăn, “Tết Hàn Thực” có nghĩa là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, vào đời Xuân Thu (770 - 221 TCN).

Tết Hàn Thực năm nay rơi vào thứ Tư, ngày 14/4/2021 Dương lịch.

Nguồn gốc và Ý nghĩa Tết Hàn Thực

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực hay còn được gọi là Tết Thanh minh, lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại và thường được tính bằng lịch Dương mà khá nhiều người vẫn hay nhầm lẫn khi tính bằng lịch Âm.

Theo ghi chép, vua Tấn Văn Công của nước Tấn lúc bấy giờ gặp loạn phải bỏ nước đi lưu vong, hết trú nước Tề rồi đến nước Sở. Ấy vậy có 1 hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi bèn lập kế nhằm giúp đỡ vua.

Trong hành trình chạy nạn, Giới Tử Thôi đã phải hy sinh cắt một miếng thịt đùi mình để nấu rồi dâng lên cho vua khi chợt thấy lương thực dần bị cạn kiệt. Vua ăn xong mới biết vì sao có miếng thịt đó nên đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua suốt 19 năm, trải qua bao nhiêu gian truân và nguy hiểm. Khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu, quay trở về làm vua nước Tấn và phong thưởng cho những ai có công. Tuy nhiên, vua lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Về sau, vua mới chợt nhớ đến công lao của Giới Tử Thôi, nên cho người đi tìm nhưng ông không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Vì thế, vua bèn hạ lệnh đốt rừng để gây sức ép cho ông xuất hiện nhưng lại vô tình thiêu chết cả hai mẹ con Giới Tử Thôi.

Thương xót, vua quyết định lập miếu thờ và hạ lệnh cho dân chúng lúc bấy giờ phải kiêng đốt lửa trong 3 ngày (từ ngày 3 - 5/3 âm lịch hằng năm) và chỉ ăn đồ nguội để tưởng niệm. Sự kiện này còn gọi là ngày Tết Hàn Thực và là một ngày nằm trong Tiết Thanh minh để nhớ ơn những người có công đã khuất.

Khi Tết hàn thực được di chuyển đến trong văn hóa nước ta, vào thời Lý nó đã được thay đổi và mang thêm một số nét truyền thống văn hóa của người Việt hơn. Cụ thể, vào ngày này, người Việt vẫn nấu nướng bình thường và dùng bánh trôi để ăn. Có lẽ vì thế, Tết hàn thực của người Việt còn gọi là Tết bánh trôi.

Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Tết Thanh minh là một trong 24 tiết khí hằng năm, tính lịch dương bắt đầu từ ngày 4-5/4 cho đến ngày 20-21/4. Tết thanh minh được xem là ngày tảo mộ, tuy không phải là ngày lễ lớn nhưng lại thể hiện lòng biết ơn và bổn phận của con cháu đối với người thân đã khuất. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân khoảng 45 ngày.

Theo phong tục, trong các ngày diễn ra Tết thanh minh, ngoài việc tổ chức tảo mộ ra thì nhiều gia đình còn làm bánh trôi chay để thưởng thức.

Tết Hàn Thực của người Việt Nam chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Điển hình như việc người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt Nam từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng (Phú Thọ) thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng Tết Hàn Thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Cũng có sự tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Duy Quân
Theo VnMedia.vn Copy
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy bị bắt vì liên quan đến vụ án giết người

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy bị bắt vì liên quan đến vụ án giết người

Mới đây, Công tỉnh Tiền Giang vừa bắt khẩn cấp bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy để điều tra về hành vi có liên quan đến vụ án giết người.
Vì sao lượng container từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt?

Vì sao lượng container từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt?

Lượng container từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt từ 24,8% lên 1,99 triệu chiếc, chiếm tỷ trọng 10,8%, tương đương tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá vàng trong tuần tới có thể đạt mốc 1.800 USD/oz

Giá vàng trong tuần tới có thể đạt mốc 1.800 USD/oz

Trong tuần này, giá vàng tăng đã mở ra cơ hội vượt qua ngưỡng kháng cự 1.750 USD/oz, thậm chí giá vàng trong tuần tới có thể đạt mốc 1.800 US/oz.
Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết đang trong quá trình tái cơ cấu và chuẩn bị các nguồn lực để khởi động dự án vào quý II.
Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Cafe Khởi nghiệp