Tàu Ever Given mắc kẹt ở Kênh đào Suez đã được giải cứu thành công

Thứ hai, 29/03/2021 | 12:18 Theo dõi CFĐT trên
Tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez đã được giải cứu thành công
Tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez đã được giải cứu thành công

Theo Sputnik, tàu chở hàng Ever Given mắc cạn ở Kênh đào Suez từ hôm 23/3 vừa được giải cứu thành công.

Hiện chưa rõ bao giờ giao thông hàng hải được khai thông tại Kênh đào Suez - tuyến đường thủy bận rộn nhất thế giới.

Nhà cung cấp dịch vụ hàng hải Inchcape Shipping cho biết, tàu siêu trường siêu trọng Ever Given đã chặn kênh đào Suez từ đầu tuần đã được các đội cứu hộ giải phóng vào lúc 04h30’ (theo giờ Ai Cập):

"Tàu Ever Given đã được giải cứu thành công vào lúc 04h30’ ngày 29/3/2021. Hiện tại, con tàu này đã an toàn. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về các bước tiếp theo".

Hàng loạt video được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy con tàu Ever Given đã được tái nổi.

Theo báo chí Ai Cập, vào hôm 23/3, con tàu chở theo hàng trăm container hàng hóa đang trong hành trình tới điểm đến Rotterdam ở Hà Lan. Khi đi đến Kênh đào Suez đúng thời điểm gió mạnh và bão cát xảy ra nên con tàu bị di chuyển chệch hướng và nghiêng sang một bên, sau đó bị mắc cạn. Dữ liệu vệ tinh từ marinetraffic.com cho thấy, mũi tàu Ever Given đã chạm vào bờ phía đông của Kênh đào Suez, trong khi phần đuôi tàu tựa vào bờ phía tây của kênh đào.

Vụ mắc cạn ở Kênh đào Suez đã làm tê liệt dòng chảy thương mại hàng hải thế giới đi qua con kênh này. Ước tính, có hơn 200 tàu khác bị mắc kẹt ở hai đầu Kênh đào Suez. Nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa độc lập toàn cầu ICIS cho biết, sự chậm trễ do giao thương tắc nghẽn đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nguồn cung ở một số thị trường.

Kênh đào Suez là tuyến đường thủy quan trọng thứ 2 trên thế giới, chiếm khoảng 10% thương mại toàn cầu, tương đương khoảng 10 tỉ USD hàng hoá mỗi ngày. Có khoảng 19.000 tàu chở hàng, tương đương 51,5 tàu vận chuyển mỗi ngày đi qua Kênh đào Suez vào năm 2020, theo số liệu của Cơ quan quản lý Kênh đào Suez.

Sự cố tắc nghẽn ở Kênh đào Suez đã tác động lớn tới nền kinh tế toàn cầu, vốn vẫn đang vật lộn để quay trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Giá xăng dầu tăng do sự cố ở Kênh đào Suez. Có khoảng 1,74 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương khoảng 4,4% vận chuyển bằng đường biển vào năm ngoái đi qua Kênh đào Suez, theo Công ty theo dõi tàu chở dầu Kpler.

Giá dầu thô Brent đã tăng tới 6,22% lên mức 64,57 USD mỗi thùng kể từ mức giá đóng cửa hôm 23/3, ngày con tàu Ever Given mắc cạn. Dầu thô West Texas Intermediate đã tăng tới 5,5% lên 60,97 USD.

Quốc Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Tầm quan trọng của Kênh đào Suez đối với thương mại toàn cầu

Tầm quan trọng của Kênh đào Suez đối với thương mại toàn cầu

Từ hôm 23/3 đến nay, Kênh đào Suez ở Ai Cập đang rơi vào tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, sau khi con tàu siêu trọng siêu trường Ever Given bị mắc cạn và chắn ngang kênh đào này.
Việt Nam có nằm ngoài vùng ảnh hưởng vì sự cố Kênh đào Suez?

Việt Nam có nằm ngoài vùng ảnh hưởng vì sự cố Kênh đào Suez?

Theo Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải, cùng với tình trạng giá cước tàu biển tăng cao do tác động của đại dịch Covid-19, sự cố tàu Ever Given mắc cạn ở Kênh đào Suez sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực châu Âu.
Con tàu Ever Given mắc kẹt ở Kênh đào Suez khổng lồ cỡ nào?

Con tàu Ever Given mắc kẹt ở Kênh đào Suez khổng lồ cỡ nào?

Công ty cứu hộ Bokalis (Hà Lan) cho biết, có thể mất nhiều tuần để giải cứu tàu container Ever Given khổng lồ hiện đang như một “con cá voi mắc cạn” chắn ngang Kênh đào Suez, cản trở mọi hoạt động giao thương hàng hóa.
1.547 tỷ đồng đầu tư mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên

1.547 tỷ đồng đầu tư mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, nằm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đổ dồn vào thị trường NFT 

Các nhà đầu tư mạo hiểm đổ dồn vào thị trường NFT 

Thị trường NFT - các mã hóa không thể thay thế, song hành cùng đà tăng giá của các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ether đã bùng nổ trong năm nay.
Thế giới sẽ phải chịu cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh lần 2?

Thế giới sẽ phải chịu cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh lần 2?

Công ty Suzano SA (Brazil), nhà sản xuất nguyên liệu thô để làm giấy vệ sinh lớn nhất thế giới cảnh báo rằng việc gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến tình trạng thiếu container khi hàng trăm tàu bè kẹt lại ở Suez có thể gây ra cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh toàn cầu.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp