Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo ở mức 6,5% trong năm 2022

Thứ hai, 25/07/2022 | 06:29 Theo dõi CFĐT trên

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ban hành ấn bản Bổ sung Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022. Theo đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương xuống còn 4,6% trong năm nay do mức tăng trưởng chậm hơn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế phát triển, và hậu quả từ cuộc chiến tranh tiếp diễn của Nga tại Ukraina.

Triển vọng này thấp hơn so với mức dự báo 5,2% của ADB hồi tháng 4. Ngân hàng cũng nâng dự báo lạm phát trong khu vực, trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu cao hơn.

Theo nhận định trong ấn bản Bổ sung Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022, châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nhiều quốc gia đang nới lỏng các hạn chế đi lại, giúp gia tăng hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng bị chậm lại ở Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực - do sự gián đoạn vì các lệnh phong tỏa mới do COVID-19, cũng như nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Tác động kinh tế của đại dịch đã giảm trên hầu hết khu vực châu Á, nhưng chúng ta còn xa mới đạt được trạng thái phục hồi hoàn toàn và bền vững. Bên cạnh tăng trưởng trì trệ của Trung Quốc, hậu quả của cuộc chiến tranh ở U-crai-na đã làm gia tăng áp lực lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới phải tăng lãi suất, từ đó kìm hãm tăng trưởng. Điều quan trọng là giải quyết tất cả những bất ổn toàn cầu này - vốn đang tiếp tục tạo ra nguy cơ đối với công cuộc phục hồi của khu vực.”

Cũng theo Ngân hàng Phát triển châu Á, nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,0% trong năm nay, so với mức 5,0% theo dự báo trước đây. ADB cũng hạ thấp triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ, từ 7,5% xuống còn 7,2% trong bối cảnh lạm phát cao hơn dự kiến và thắt chặt tiền tệ.

Lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương được dự báo tăng lên 4,2% trong năm nay, so với dự báo trước đây là 3,7%. Tuy nhiên, xét tổng thể, áp lực lạm phát trong toàn khu vực vẫn thấp hơn so với các nơi khác trên thế giới.

Đối với năm 2023, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực từ 5,3% xuống còn 5,2%, trong khi nâng dự báo lạm phát từ 3,1% lên 3,5%.

Dự báo tăng trưởng cho một số tiểu vùng đã được nâng lên. Triển vọng của Đông Nam Á đã tăng từ 4,9% lên 5,0% cho năm nay trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng cao nhờ việc nới lỏng các hạn chế do COVID-19.

Đối với Việt Nam, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam ở mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, như được công bố trong ADO tháng 4 năm 2022. Tăng trưởng được thúc đẩy nhờ thương mại tiếp tục mở rộng, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công. Giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, đặc biệt là giá dầu toàn cầu, sẽ làm tăng áp lực lạm phát.

Tuy nhiên, nguồn cung lương thực dồi dào trong nước sẽ giúp giảm lạm phát trong năm 2022. Do vậy, dự báo lạm phát là không thay đổi so với dự báo của ADB hồi tháng 4, ở mức 3,8% cho năm 2022 và 4,0% cho năm 2023.

Dự báo cho tiểu vùng Cáp-ca-dơ và Trung Á được nâng từ 3,6% lên 3,8%, do một số nền kinh tế trong tiểu vùng đã chống đỡ hậu quả kinh tế của việc Nga xâm lược Ukraina tốt hơn dự kiến. Ở Thái Bình Dương, du lịch phục hồi ở Phi-gi đã giúp triển vọng kinh tế của tiểu vùng được cải thiện, từ mức 3,9% lên tới 4,7%.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Vì sao giá thịt lợn tăng cao?

Vì sao giá thịt lợn tăng cao?

Thịt lợn hơi là một trong những mặt hàng thực phẩm tăng giá nhiều nhất trong những ngày vừa qua. Tính từ đầu năm đến nay, giá thịt lợn hơi đã tăng từ 15 - 30%.
Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam tăng cao bất chấp khó khăn

Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam tăng cao bất chấp khó khăn

Tính trong 2 quý/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% tương ứng tăng 52,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Nga khẳng định không cung cấp dầu cho các quốc gia áp giá trần

Nga khẳng định không cung cấp dầu cho các quốc gia áp giá trần

Trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước đang cân nhắc áp mức giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho các nước áp mức giá này.
Những chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ Công an trong tuần qua

Những chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ Công an trong tuần qua

Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh; Tổ chức ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, phục vụ công tác công an trong tình hình mới; Tăng cường công tác phối hợp trong tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người… là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ Công an trong tuần qua.
Giá vàng SJC duy trì vững vàng trên mốc 66 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC duy trì vững vàng trên mốc 66 triệu đồng/lượng

Sáng nay (25/7), giá vàng SJC tiếp tục được các doanh nghiệp duy trì ở mức trên 66 triệu đồng/lượng bán ra. Theo các chuyên gia, giá vàng hiện đang biến động khó lường, vì vậy nhà đầu tư và người dân nên cân nhắc trước khi giao dịch và thường xuyên theo dõi giá vàng trên các kênh chính thống để có quyết định đúng đắn nhất.
Bất chấp lạm phát tiếp tục tăng và đồng Yên suy yếu, BoJ vẫn kiên quyết với chính sách tiền tệ nới lỏng

Bất chấp lạm phát tiếp tục tăng và đồng Yên suy yếu, BoJ vẫn kiên quyết với chính sách tiền tệ nới lỏng

Đồng Yên Nhật hiện đang ở gần mức thấp nhất so với đồng USD trong 25 năm qua. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda vẫn kiên quyết từ chối tăng lãi suất.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp