Sức mạnh đồng USD gia tăng làm “tổn thương” nhiều nền kinh tế trên thế giới

Thứ hai, 08/08/2022 | 16:38 Theo dõi CFĐT trên
Sức mạnh đồng USD gia tăng làm “tổn thương” nhiều nền kinh tế trên thế giới
Sức mạnh đồng USD gia tăng làm “tổn thương” nhiều nền kinh tế trên thế giới

Đồng bạc xanh ghi nhận mức tăng hơn 10% so với các loại tiền tệ lớn khác trong năm nay và đánh dấu mức cao gần nhất trong 20 năm qua. Giới đầu tư đang tăng mua USD khi lo ngại suy thoái gia tăng bởi đồng tiền này được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế biến động.

Bên cạnh đó, việc Fed mạnh tay tăng lãi suất để giải quyết lạm phát hiện cao nhất trong 40 năm qua cũng giúp đồng USD có sức “hấp dẫn” vì đầu tư vào Mỹ tại thời điểm này càng có lợi nhuận cao.

Du khách đến Mỹ có thể vui mừng khi một đêm đi chơi ở Rome từng có giá 100 USD nay chỉ còn khoảng 80 USD. Tuy nhiên, đối với các công ty đa quốc gia và Chính phủ nước ngoài, đây lại là một bức tranh phức tạp hơn thế.

Khoảng một nửa giao dịch thương mại quốc tế được thanh toán bằng đồng USD. Do đó, chi phí đối với các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhỏ dựa vào hàng hóa nhập khẩu là rất lớn. Ngoài ra, các Chính phủ cần trả nợ bằng đồng USD cũng có thể gặp khó khăn, đặc biệt là khi dự trữ ngoại hối ở mức thấp.

Sự tăng giá của đồng USD đang làm tổn thương một số nền kinh tế dễ bị tác động.

Điển hình, việc Sri Lanka thiếu hụt đồng USD đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này. Tương tự, đồng Rupee của Pakistan giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào cuối tháng 7, đẩy quốc gia này đến bờ vực vỡ nợ. Và Ai Cập, vốn đang “vật lộn” với giá lương thực tăng cao, nay phải đối phó thêm với dự trữ USD cũng như vốn đầu tư nước ngoài giảm.

Cả ba quốc gia trên đều phải nhờ đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Đồng USD có xu hướng tăng giá khi nền kinh tế Mỹ rất mạnh hoặc kinh tế Mỹ yếu và cả thế giới đối mặt với suy thoái.

Trong cả hai tình huống trên, các nhà đầu tư đều coi đồng tiền của Mỹ như một cơ hội để tăng trưởng hoặc là nơi trú ẩn an toàn. Hiện tượng này được gọi là “đồng USD cười”, tiếng Anh là Dollar smile do loại tiền tệ này tăng giá trong cả hai kịch bản tích cực và tiêu cực.

Xem thêm: Người Mỹ gánh thêm khoản nợ 40 tỷ USD vào tháng 6

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới không mấy vui vẻ. Manik Narain - Giám đốc Chiến lược Hàng hóa chéo tại các thị trường mới nổi ở UBS cho rằng có 3 lý do chính khiến đồng USD mạnh gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ.

Gia tăng căng thẳng tài chính

Không phải quốc gia nào cũng có khả năng vay tiền bằng nội tệ của họ vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể không tin tưởng vào các cơ quan tổ chức của họ hoặc đơn giản là thị trường tài chính nước đó kém phát triển hơn. 

Điều này đồng nghĩa họ không có lựa chọn nào khác ngoài phát hành trái phiếu bằng USD. Tuy nhiên, khi giá USD tăng, khối nợ của các nước cũng sẽ nặng theo, làm tiêu hao ngân khố của Chính phủ.

Đồng thời, các quốc gia đó cũng phải thanh toán khoản tiền lớn hơn khi nhập khẩu lương thực, thuốc men và nhiên liệu và đây chính là trường hợp của Sri Lanka. Dự trữ ngoại hối của quốc gia này hiện đang ở mức rất thấp do sự suy yếu của ngành du lịch trong thời kỳ đại dịch.

Dòng vốn “chảy” 

Khi đồng tiền của một quốc gia suy yếu đáng kể, các cá nhân, công ty và nhà đầu tư nước ngoài sẽ bắt đầu rút tiền của họ với hy vọng “cất giữ” ở một nơi nào đó an toàn hơn. Điều này càng đẩy giá nội tệ của quốc gia đó xuống thấp hơn nữa, làm trầm trọng thêm các vấn đề tài khóa.

Đè nặng lên sự phát triển

Nếu các công ty không đủ khả năng mua hàng nhập khẩu mà họ cần để hoạt động kinh doanh, họ sẽ không có nhiều hàng tồn kho. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể bán được nhiều, ngay cả khi nhu cầu vẫn gia tăng mạnh mẽ; kéo theo đó gây sức ép lên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Ngoài ra, kinh tế Mỹ ổn định sẽ xoa dịu phần nào những gì mà các quốc gia phải chịu đựng những điều trên bằng cách xuất khẩu hàng hóa sang nền kinh tế số 1 thế giới.

Nhưng khi đồng USD mạnh lên vì nước Mỹ đang trên đà suy thoái, tất cả sẽ gặp khó khăn.

Scott Wren, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Wells Fargo Investment Institute, cho biết: “Chúng tôi mong muốn sức mạnh của đồng USD vẫn tiếp tục được duy trì trong giai đoạn gần đến trung hạn”.

Việc này khiến nhiều nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách thắc mắc liệu Sri Lanka có phải chỉ là sự khởi đầu. Rủi ro biến động tại các thị trường mới nổi có thể lan ra cả hệ thống tài chính toàn cầu.

IMF đã ước tính rằng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang hoặc có nguy cơ cao về nợ Chính phủ, tăng khoảng 10% so với 10 năm trước. Dù vậy cũng có những khác biệt cơ bản giữa tình hình hiện tại và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ.

Trái phiếu phát hành bằng USD hiện không quá phổ biến như trước đây. Các quốc gia lớn như Brazil, Mexico và Indonesia “thường không vay nhiều bằng ngoại tệ và hiện nắm giữ đủ dự trữ ngoại hối để kiểm soát gánh nặng nợ nước ngoài của họ”, Brad Setser tại CFR cho biết.

Thêm vào đó, giá các mặt hàng như dầu mỏ và kim loại cơ bản vẫn ở mức cao. Điều đó giúp các nền kinh tế mới nổi, vốn là những quốc gia xuất khẩu lớn, có nguồn thu ngoại tệ ổn định nhờ xuất khẩu.

Lạm phát cũng thúc đẩy các Ngân hàng Trung ương ở nhiều thị trường mới nổi bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn Mỹ hay Anh. Brazil khởi động quá trình này từ tháng 3/2021 và đến nay đã nâng lãi 12 lần liên tục.

Xem thêm: ‘Giá USD tăng không ảnh nhiều đến nợ công’

Thục San (Theo CNN)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá vàng giữ vững ở mức trên 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng giữ vững ở mức trên 67 triệu đồng/lượng

Sáng nay (8/8), giá vàng SJC tiếp tục được các doanh nghiệp trong nước giữ nguyên mức đã niêm yết phiên cuối tuần trước. Hiện giá kim loại quý này đang giữ vững ở mức trên 67 triệu đồng/lượng.
Lãi suất tiết kiệm tăng cao, người dân đổ xô gửi tiết kiệm

Lãi suất tiết kiệm tăng cao, người dân đổ xô gửi tiết kiệm

Tiền gửi thanh toán từ dân cư tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục đi lên và các kênh đầu tư khác nhiều rủi ro.
CTCK VDSC: Áp lực lạm phát giảm, triển vọng thị trường lạc quan

CTCK VDSC: Áp lực lạm phát giảm, triển vọng thị trường lạc quan

Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), khả năng hạ nhiệt của lạm phát toàn cầu sẽ hỗ trợ chỉ số VN-Index trong tháng 8, qua đó giới đầu có thể giải ngân trở lại một phần danh mục cho chiến lược ngắn hạn.
ITA hạch toán nhầm số tiền tạm ứng gần 2 nghìn tỷ đồng

ITA hạch toán nhầm số tiền tạm ứng gần 2 nghìn tỷ đồng

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) mới đây đã công bố việc đính chính báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022. Đáng chú ý, ITA đã hạch toán sai số tiền tạm ứng cho Chủ tịch HĐQT - bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Một quỹ ngoại mong muốn “bơm” thêm gần 530 tỷ đồng vào REE

Một quỹ ngoại mong muốn “bơm” thêm gần 530 tỷ đồng vào REE

CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) vừa có thông báo về kết quả giao dịch cổ phiếu của một tổ chức có liên quan đến nội bộ quỹ Platinum Victory Pte. Ltd.
Thơ Nguyễn Văn Long: Gió Mưa Có Bồng Bềnh Môi Em

Thơ Nguyễn Văn Long: Gió Mưa Có Bồng Bềnh Môi Em

…Mưa rơi tí tách bến tàu vô tình thơ gặp, chụp vào nhau, dăm câu lưu luyến xin để xuống, nhặt lá vàng rơi nước bến cầu...
Dự báo thay đổi lớn trong ngành du lịch và khách sạn: Chủ tịch Emerging Capital Group lên nắm quyền điều hành Staynex.

Dự báo thay đổi lớn trong ngành du lịch và khách sạn: Chủ tịch Emerging Capital Group lên nắm quyền điều hành Staynex.

Sau những thành công của Emerging Capital Group về giải pháp công nghệ tối đa hóa doanh thu dành cho khách sạn, ông Tim Dương (Dương Minh Tuấn) tiếp tục điều hành và phát triển Staynex - nền tảng đặt phòng với tiềm năng dẫn đầu toàn cầu năm 2024.
Hệ sinh thái đa dạng dành cho doanh nhân Việt Nam của CVG Shark Group

Hệ sinh thái đa dạng dành cho doanh nhân Việt Nam của CVG Shark Group

Từ mong muốn đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn, CVG Shark Group không chỉ tổ chức các khóa đào tạo Sharker mà còn xây dựng một hệ sinh thái CEO Việt Nam đa dạng phục vụ mạng lưới doanh nhân.
Xây dựng Nông thôn mới: Quỹ Steve Bùi và những người bạn tài trợ 2.500 tấn xi măng cho huyện Mù Cang Chải

Xây dựng Nông thôn mới: Quỹ Steve Bùi và những người bạn tài trợ 2.500 tấn xi măng cho huyện Mù Cang Chải

Ngày 16/4, với mong muốn bà con nhân dân huyện Mù Cang Chải có những con đường sạch đẹp, an toàn, thuận tiện, UBND huyện Mù Cang Chải cùng Quỹ Steve Bùi và những người bạn tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hỗ trợ 2.500 tấn xi măng phục vụ mục đích kiên cố hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.
Erugo World Việt Nam và sức hút lan tỏa từ sự kiện ra mắt dự án đầu tư E Mega Finance 2023

Erugo World Việt Nam và sức hút lan tỏa từ sự kiện ra mắt dự án đầu tư E Mega Finance 2023

Sự kiện có sự tham dự sôi nổi của hơn 120 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc đích thân sang Việt Nam tham dự. Hàng trăm khách hàng, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cũng như giới đầu tư tài chính trên khắp mọi miền đất nước cũng đã có mặt trong lễ giới thiệu dự án. Tập đoàn Erugo World một lần nữa chứng tỏ sức hút và vị thế trong hành trình “chinh phục” thị trường Việt Nam.
Cafe Khởi nghiệp