Sau năm 2020 biến động dữ dội, nhiều loại tài sản tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 khi thế giới bắt đầu khôi phục hoạt động kinh doanh.
Sau năm 2020 biến động dữ dội, nhiều loại tài sản tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 khi thế giới bắt đầu khôi phục hoạt động kinh doanh.
Chính sách tiền tệ thích ứng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), những gián đoạn trong chuỗi cung ứng, nhu cầu nhiên liệu cũng như vật liệu thô tăng phục vụ cho quá trình chuyển đổi năng lượng đã định hình thị trường trong năm qua.
Làn sóng đầu cơ và nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho sự mở cửa trở lại của thế giới là hai xu hướng nổi bật trên thị trường năm 2021, phản ánh ở việc Bitcoin và dầu thô WTI trở thành hai loại tài sản tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 59,8% và 56,4%. Theo sau là chỉ số hàng hóa S&P GSCI với mức tăng 37,1% khi giá nông sản và thực phẩm chăn nuôi tăng mạnh. Chỉ số bất động sản Dow Jones tăng 35,1%, theo đó bất động sản Mỹ là tài sản tăng giá tốt thứ 4 trong năm 2021. Chỉ số S&P 500 tăng 26,9% vào năm 2021.
Ở chiều ngược lại, bạc là tài sản có mức giảm giá mạnh nhất khi sụt tới 11,7%. Theo sau là cổ phiếu thị trường mới nổi với chỉ số MSCI EM giảm 5,5%. 2021 cũng không phải là năm của vàng khi giá kim loại quý này giảm 3,6%.
Năm 2021, năng lượng là lĩnh vực hoạt động tốt nhất với tăng trưởng 47,7% cùng với sự gia tăng của dầu thô và các mặt hàng năng lượng khác.
Hai lĩnh vực xếp sau lần lượt là bất động sản (tăng 42,5%) và tài chính (tăng 32,6%) cũng xoay chuyển tình thế và nằm trong số các lĩnh vực hoạt động tốt nhất trong năm 2021.
Cổ phiếu công nghệ vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt với 33,4% và tiếp tục mang lại lợi nhuận mạnh mẽ cho Microsoft với mức tăng 51,2%, vượt trội hơn so với nhiều gã khổng lồ công nghệ khác.
Khi cổ phiếu Amazon chỉ tăng 2,38%, Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2022.
Năm 2021 chứng kiến chỉ số USD tăng 6,4%, vượt trội so với hầu hết các loại tiền tệ khác.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (2,7%) và đô la Canada (0,7%) là các đồng tiền chính duy nhất quản lý lợi nhuận dương so với USD, trong khi đô la Úc (-5,7%), Euro (-7,0%) và Yên Nhật (- 10,2%) là một trong những đồng tiền mất giá nhiều nhất.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ là đồng tiền mất giá nhiều nhất trong lĩnh vực ngoại hối. Trong khi hầu hết các nền kinh tế mới nổi khác đều tăng lãi suất để chống lạm phát, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục cắt giảm lãi suất và có vẻ sẽ không trả được khoản nợ nước ngoài lên 446 triệu USD.