Theo ước tính của các nhà phân tích tại Refinitiv SmartEs, hãng điện tử Samsung Electronics Co Ltd có thể công bố lợi nhuận quý I/2022 cao nhất kể từ năm 2018, nhờ lợi nhuận từ mảng chip nhớ tăng nhanh do nhu cầu ổn định giúp giữ giá ổn định hơn dự kiến.
Các nhà phân tích cho biết, đà tăng thu nhập Samsung được hỗ trợ bởi doanh số bán điện thoại thông minh tăng nhanh trong quý đầu tiên, cùng với sự gián đoạn nguồn cung chip nhớ Flash NAND của đối thủ.
Trong báo cáo thu nhập sơ bộ, Samsung đặt lợi nhuận quý đầu tiên của mình ở mức 14,1 nghìn tỷ won (tương đương 11,6 tỷ USD) tăng hơn 1 tỷ so với mức ước tính của Refinitiv SmartEs là 13,3 nghìn tỷ won. Bên cạnh đó, doanh thu có thể tăng 18% so với cùng kỳ năm trước lên mức kỷ lục 77 nghìn tỷ won, cao hơn cả kỳ vọng của thị trường.
Mặc dù giá chip nhớ giảm trong quý đầu tiên nhưng các nhà phân tích cho hay, nhu cầu ổn định từ các trung tâm dữ liệu cũng như chi tiêu đầu tư thận trọng của các nhà sản xuất chip và việc mở rộng công suất có phần hạn chế đã thúc đẩy doanh thu bán chip của Samsung chiếm khoảng một nửa tổng lợi nhuận của hãng.
Theo Counterpoint Research, Samsung đã xuất xưởng khoảng 72 triệu chiếc điện thoại thông minh trong quý I/2022, giảm khoảng 11% so với một năm trước đó, chủ yếu là do việc phát hành điện thoại thông minh đời mới nhất của hãng là Galaxy S22 chậm hơn dự kiến.
Theo Sujeong Lim, Phó Giám đốc tại Counterpoint, dòng Galaxy S22 trên toàn cầu đã bán được nhiều hơn khoảng 50% trong tuần đầu tiên sau khi ra mắt vào cuối tháng 2 so với mẫu S21 trước đó của hãng công nghệ này.
Ông Lim cho biết thêm, Samsung ước tính đã xuất xưởng hơn 6 triệu chiếc thuộc dòng S22 vào cuối tháng 3, đồng thời cho biết thêm rằng, doanh số bán hàng đúng như kỳ vọng ban đầu.
Ngoài ra, Samsung dự kiến sẽ công bố thu nhập chi tiết vào ngày 28/4 tới đây, khi các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến kế hoạch M&A của hãng cũng như cách Samsung dự định vận hành mảng kinh doanh chip nhớ để tăng lợi nhuận và triển vọng nhu cầu về chip.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Samsung đã giảm 0,2% trong phiên sáng nay.
Trong phiên họp thường niên dự kiến diễn ra cuối tháng 4, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) sẽ trình cổ đông phương án không chia cổ tức năm 2021.
Sau kiểm toán năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 747,04 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 84,19 tỷ đồng, lần lượt giảm 34,2% và tăng 100,7% so với thực hiện trong năm 2020. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm 37,6% xuống còn 31%.
Theo đó, trong năm 2022, NBB dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, ước tính kế hoạch lợi nhuận giảm tới 67,4% so với thực hiện trong năm 2021.
"Trước tình hình bất ổn ngày một gia tăng, bao gồm đại dịch và xung đột Nga - Ukraine, các nhà chức trách Nhật Bản có thể cân nhắc chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho trường hợp nền kinh tế phải đối mặt với một cú sốc nghiêm trọng”, IMF chia sẻ.
Sáng nay 6/4, tất cả học sinh các khối lớp từ 1 đến 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trở lại trường đi học trực tiếp sau 11 tháng phải học trực tuyến ở nhà để phòng, chống dịch Covid-19.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.