Sự phục hồi của cổ phiếu châu Á diễn ra một ngày sau khi nhiễm Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc và làm tiêu tan kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương nước này, dẫn tới cổ phiếu tại thị trường đại lục và Hồng Kông lao dốc.
Sự phục hồi của cổ phiếu châu Á diễn ra một ngày sau khi nhiễm Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc và làm tiêu tan kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương nước này, dẫn tới cổ phiếu tại thị trường đại lục và Hồng Kông lao dốc.
Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận đà tăng vào phiên giao dịch ngày hôm nay, trong khi giá dầu vẫn biến động do giới đầu tư vẫn đang cân nhắc kết quả của các cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine.
Ting Lu, trưởng kinh tế Trung Quốc tại Nomura, cho biết: "Mọi người lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách tin rằng nền kinh tế đang vận hành tốt, tốc độ phục hồi tăng trưởng đang tiến triển tích cực và những biện pháp nới lỏng chính sách là không cần thiết.”
Phát ngôn viên thuộc Cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết, quốc gia này đang chứng kiến những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 mới tại Trung Quốc cần phải được theo dõi sát sao.
Xem thêm: Giá Bitcoin ngày 16/3: Thị trường tiếp tục màu xanh
Sự phục hồi của cổ phiếu châu Á diễn ra một ngày sau khi nhiễm Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc và làm tiêu tan kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương nước này, dẫn tới cổ phiếu tại thị trường đại lục và Hồng Kông lao dốc.
Cụ thể, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,6%, chỉ số blue-chip CSI300 đã dẫn đầu đà tăng trên khắp châu Á vào phiên sáng nay và chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản tăng 1,21%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của Úc cũng ghi nhận mức tăng 1,08%, chỉ số Kospi và Nikkei lần lượt tăng 0,55% và 1,29%.
Tương tự với thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số chính của Phố Wall đều trên đà tăng, bao gồm: Chỉ số S&P 500 tăng 2,14%, Nasdaq Composite tăng 2,92% và chỉ số Dow Jones tăng 1,82%.
Xem thêm: Mặc rủi ro Ukraine, FED vẫn sẽ tăng lãi suất?
Ngoài ra, các nhà phân tích tại ING cho biết họ kỳ vọng các động thái tại thị trường châu Á sẽ "thận trọng" trước cuộc họp của Fed.
Giới đầu tư đang mong đợi đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed trong 3 năm trở lại đây, cụ thể tăng lên ít nhất 25 điểm cơ bản trong bối cảnh giá cả leo thang. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng sẽ theo dõi chặt chẽ Fed nhằm nắm được thông tin chi tiết về kế hoạch Fed chấm dứt chương trình mua trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu Mỹ giữ mức ổn định, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 2,1455%, sau khi tăng trước đó lên 2,169%, cao nhất kể từ tháng 6/2019 và lợi suất kỳ hạn 2 năm ở mức 1,847%, giảm từ mức 1,857% tại thời điểm đóng cửa phiên.
Về thị trường tiền tệ, đồng USD giảm nhẹ so với rổ các đồng tiền khác, giao dịch ở mức 98,904 và không đổi so với đồng Yên ở mức 118,28. Đồng Euro tăng 0,12% lên 1,0964 USD.
Xem thêm: Sau 5 tháng đưa Bitcoin làm tiền tệ quốc gia, điều gì đang xảy ra tại El Salvador?