Theo thống kê sơ bộ, tính đến ngày 31/03/2021, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong toàn Ngành đạt 108.790 tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán được giao, bằng 29,4% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 20,2% (tương đương tăng 18.282 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến ngày 31/03/2021, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong toàn Ngành đạt 108.790 tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán được giao, bằng 29,4% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 20,2% (tương đương tăng 18.282 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN là 352.000 tỷ đồng. Trong đó, thuế xuất khẩu: 7.200 tỷ đồng; thuế nhập khẩu: 56.900 tỷ đồng; thuế TTĐB: 27.200 tỷ đồng; thuế BVMT: 1.170 tỷ đồng; thuế GTGT: 259.479 tỷ đồng; thu khác 51 tỷ đồng. Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2022 tăng 5% so với dự toán.
Dự toán thu ngân sách của Ngành năm 2022 được xây dựng trên cơ sở số liệu kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 60$/thùng; kim ngạch xuất khẩu có thuế tăng 8,1%, kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng 6,6%.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 31/03/2022, tổng thu NSNN trong toàn Ngành đạt 108.790 tỷ đồng. Trong đó, số thu của 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn: TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, TP Hà Nội, Bà rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh) đạt 91.544 tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán và bằng 28,8% tổng chỉ tiêu phấn đấu của 10 đơn vị, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, kết quả thu NSNN Quý I đầu năm 2022 của ngành Hải quan tăng cao so với cùng kỳ năm ngoài là nhờ tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan.
Theo đó, về yếu tố khách quan, theo số liệu sơ bộ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đến 31/3/2022 đạt 176,83 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 22,65 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 89,06 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 10,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021 và trị giá nhập khẩu đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng 12,06 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 đạt 1,29 tỷ USD.
Tính đến 31/3/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế đạt 36 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 2,17 tỷ USD, tăng 42,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 33,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá dầu thô tăng mạnh so với cùng kỳ và so với dự toán, là nguyên nhân tăng thu 3 tháng đầu năm. Ngoài ra, do sự cố của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nên các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu xăng dầu cũng là nguyên nhân tăng thu.
Đối với yếu tố chủ quan, theo Tổng cục Hải quan, thu ngân sách đạt kết quả trên là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao, toàn diện, kịp thời của lãnh đạo các cấp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ tại về việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 11/2022/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết 04-NQ/BCSĐ ngày 10/01/2022 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, và Chỉ thị 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu năm 2022.
Nhờ đó, các đơn vị Vụ, Cục, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã đồng loạt triển khai các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm và đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý thuế, chống thất thu NSNN.