“Phương tiện thủy nội địa hoạt động vận tải trên các tuyến đường thủy theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy khi vào, rời khu vực hàng hải thực hiện nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa”.
Nội dung trên được nêu trong Thông tư 74/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/08/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Kết quả đạt được này là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giao thông vận tải, sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam với tinh thần luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vận tải hoạt động trên tuyến vận tải đường thuỷ Việt Nam - Campuchia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia.
Hiệp định vận tải đường thủy giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã được ký kết năm 2009, có hiệu lực từ ngày 20/1/20011 và Phụ lục sửa đổi Hiệp định ngày 26/2/2019, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tạo được hành lang pháp lý, đơn giản hóa các thủ tục, qua đó thúc đẩy hoạt động vận tải thuỷ giữa hai nước. Sau hơn 10 năm triển khai Hiệp định, đã có gần 80 nghìn lượt phương tiện, hơn 400 nghìn lượt thuyền viên, hơn chục triệu tấn hàng hóa và gần 1,3 triệu lượt hành khách, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tuyến lần lượt là hơn 600 triệu USD và gần 70 triệu USD.
Không chỉ góp phần gia tăng sự kết nối giao thương, khơi thông vận tải tại Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến vận tải đường thuỷ Việt Nam - Campuchia còn đóng vai trò quan trọng trong kết nối, gom hàng cho các tàu đến cảng biển TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là cụm cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải với đà tăng trưởng từ 15-20% hàng năm. Riêng năm 2020 đã có gần 5 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển trên tuyến, đạt mức gần 300.000 TEU, chỉ tính riêng hàng container quá cảnh năm 2020 đã thu về cho đất nước khoảng 100 triệu USD và 15 triệu USD phí bốc, dỡ. 8 tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid, nhưng sản lượng hàng container trên tuyến vẫn đạt hơn 200.000 TEU.
Trước đó, tháng 7 năm 2020, Đoàn liên ngành khảo sát 10 năm triển khai Hiệp định gồm đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (cơ quan thường trực Hiệp định) làm Trưởng đoàn, thành viên Đoàn gồm đại diện của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Ủy ban sông Mê Công tại Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam đã làm tiến hành khảo sát thực tế trên tuyến đường thủy Hiệp định và làm việc với UBND tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 11/12/2020, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật Bộ đã chủ trì Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thuỷ. Tham dự Hội nghị có các cơ quan quản lý nhà nước về Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Ủy ban sông mê công Việt Nam, Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia, Lãnh đạo các Cục, Vụ trực thuộc Bô GTVT gồm Vận tải, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam - Cơ quan thường trực Hiệp định; các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp, Hiệp hội khai thác cảng và vận tải thủy đang hoạt động trên tuyến vận tải thủy Việt Nam Campuchia.
Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy định của Hiệp định giữa Chính phủ hai nước đã quyết liệt chỉ đạo Cục ĐTNĐ Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp chặt chẽ, khẩn trương đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập, tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải thuỷ tuyến Việt Nam - Campuchia.
Ngày cuối cùng cảng TCIT đồng ý tiếp nhận dỡ hàng là ngày 31/12 và qua thời hạn này, toàn bộ container hàng nhựa phế liệu trên tàu (nếu có) của doanh nghiệp được xét duyệt gia hạn sẽ không được phép dỡ xuống cảng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trưa ngày 01/9, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận thêm 20 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, 01 ca ghi nhận tại cộng đồng và 19 ca tại khu vực cách ly, phong tỏa.
Chính sách giảm phát thải khí nhà kính của Trung Quốc đang giúp Nippon Steel, hãng thép lớn thứ 5 thế giới gia tăng lợi nhuận khi giá quặng sắt giảm mạnh.
Hôm nay là sinh nhật thứ 91 của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Cùng nhìn lại những bí quyết thành công từng được nhà đầu tư huyền thoại này chia sẻ qua các thư gửi cổ đông công ty Berkshire Hathaway, bài phỏng vấn với truyền thông…
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.