Chính phủ Hàn Quốc sẽ bắt đầu tiến trình nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Bộ trưởng Bộ tài chính nước này Hong Nam-ki tuyên bố trong cuộc họp các Bộ trưởng nội các bàn về những vấn đề kinh tế đối ngoại vào ngày 13/12.
‘Nối gót’ Trung Quốc, Hàn Quốc nộp đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP
Theo tờ Financial Times, việc Trung Quốc trước đó xin gia nhập CPTPP đã giúp Seoul bớt lo lắng về việc làm “mếch lòng” đối tác thương mại lớn nhất của mình khi muốn trở thành một thành viên của khối thương mại tự do này.
Ông Hong nói Hàn Quốc “không thể tiếp tục bàn về vấn đề này giữa các bộ ban ngành, bởi gần đây đã có nhiều thay đổi tích cực trong trật tự kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chẳng hạn việc Trung Quốc và Đài Loan nộp đơn xin gia nhập CPTPP”.
Trước đó, vào ngày 8/12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc đang cân nhắc trở thành thành viên của CPTPP nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của nước này.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi CPTPP, thỏa thuận thương mại tự do này hiện có 11 thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Ông Hong Nam-ki nhận định, Hàn Quốc cần gia nhập CPTPP
Trong cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai ở Tokyo (Nhật Bản) vào ngày 17/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã đưa ra lời kêu gọi Mỹ quay lại TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tiền thân của Hiệp định CPTPP) và tham gia nhiều hơn vào trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hàn Quốc đã tích cực xem xét việc gia nhập CPTPP trong năm nay như một phần trong nỗ lực mở rộng các hiệp định thương mại tự do lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phó Thủ tướng Hong Nam-ki giải thích, nếu tham gia CPTPP, Hàn Quốc sẽ không tránh khỏi việc phải điều chỉnh một số chế độ thuế quan. Chính phủ cùng các Bộ, ngành của Hàn Quốc trong hai năm qua đã xem xét về những vấn đề có thể cân nhắc thay đổi.
Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, ông Hong Nam-ki nhận định rằng, Hàn Quốc cần gia nhập CPTPP nhưng vẫn phải cân đối lại với các Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên, Bộ Nông Lâm, Công nghiệp Chăn nuôi và Lương thực, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
Trước đó, tháng 9, Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia công bố mối quan hệ đối tác quân sự mới nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc trong khu vực. Chưa đầy một tuần sau, Đài Loan cũng nộp đơn xin vào CPTPP.
CPTPP, tiền thân là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), được ký kết vào năm 2018.
TPP là một thoả thuận tự do thương mại được Mỹ khởi xướng từ thời Tổng thống Barack Obama nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn cả về kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong khu vực. Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP vào năm 2017. Sau đó, hiệp định đổi tên vào CPTPP và ký kết mà không có sự tham gia của Mỹ.
Mới cách đây bốn tuần, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu khởi động kế hoạch được vạch ra một cách hết sức thận trọng nhằm cắt giảm nới lỏng định lượng (QE). Vậy mà trong cuộc họp vào tuần này, Fed có thể đã tính đến chuyện cắt giảm chương trình mua tài sản này với tốc độ nhanh hơn, tiến tới bắt đầu nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn gửi Bộ Xây dựng, Bộ GTVT về việc lấy ý kiến đối với đề xuất phân công chủ trì tháo gỡ vướng mắc cho dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - Ga Hà Nội (metro Nhổn - ga Hà Nội) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).
Kiểm tra Cửa hàng kinh doanh quần áo Huyền Tây tại tại địa chỉ số 1028 Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, lực lượng QLTT Hải Dương phát hiện cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định, đồng thời nhiều sản phẩm tại đây có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Sau những thành công của Emerging Capital Group về giải pháp công nghệ tối đa hóa doanh thu dành cho khách sạn, ông Tim Dương (Dương Minh Tuấn) tiếp tục điều hành và phát triển Staynex - nền tảng đặt phòng với tiềm năng dẫn đầu toàn cầu năm 2024.
Từ mong muốn đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn, CVG Shark Group không chỉ tổ chức các khóa đào tạo Sharker mà còn xây dựng một hệ sinh thái CEO Việt Nam đa dạng phục vụ mạng lưới doanh nhân.
Hiện nay, trong thời kỳ công nghệ 4.0 việc phát triển một ứng dụng (app) cho vay là xu thế tất yếu của các ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng hay công ty công nghệ tài chính (Fintech). Tuy nhiên, sau đại dịch Covid, thế giới đang trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế và nước ta cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Giai đoạn này giúp các ứng dụng và công ty cho vay như vĐồng tìm được cơ hội phát triển nhưng cũng mang đến không ít thách thức mới.
Ngày 16/4, với mong muốn bà con nhân dân huyện Mù Cang Chải có những con đường sạch đẹp, an toàn, thuận tiện, UBND huyện Mù Cang Chải cùng Quỹ Steve Bùi và những người bạn tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hỗ trợ 2.500 tấn xi măng phục vụ mục đích kiên cố hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.