Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, một số vi phạm được Bộ GTVT kiến nghị tăng mức phạt 2-5 lần. Đặc biệt, hành vi bán, sản xuất biển số xe giả có mức phạt tăng tới 10 lần.
Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, một số vi phạm được Bộ GTVT kiến nghị tăng mức phạt 2-5 lần. Đặc biệt, hành vi bán, sản xuất biển số xe giả có mức phạt tăng tới 10 lần.
Bộ GTVT vừa trình Chính phủ xem xét dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt nhằm đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/1/2022.
Nội dung sửa đổi của Nghị định 100 tập trung vào việc tăng mức phạt đối với một số vi phạm đồng thời bổ sung các quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý và quy trình cho lực lượng thực thi công vụ.
Theo Zing, cơ quan trực tiếp thực thi Nghị định 100, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) lý giải việc điều chỉnh là cần thiết bởi sau gần 2 năm thi hành, tình hình trật tự, an toàn giao thông có những biến động và phát sinh những tình huống nhất định. Đồng thời, cơ quan chức năng cần làm mới một số quy định để tránh việc người tham gia giao thông "thích nghi" với biện pháp xử lý.
Để bằng lái quá hạn có thể bị phạt 12 triệu đồng. Nghị định 100 chỉ quy định phạt người để giấy phép lái ôtô quá hạn 6 tháng với mức 4-6 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nội dung dự thảo, mức phạt với hành vi này được đề xuất chia làm 2 mức: Bằng lái quá hạn dưới 3 tháng phạt 5-7 triệu đồng; quá hạn từ 3 tháng trở lên, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 10-12 triệu đồng.
=> Xem thêm: Người đàn ông lập kỷ lục thi trượt bằng lái xe 157 lần
Sản xuất, bán biển số xe giả có mức phạt tăng 7-10 lần. Dự thảo mới quy định mức phạt tiền 10-12 triệu đồng đối với cá nhân (hiện là 1-2 triệu đồng) và 20-24 triệu đồng đối với tổ chức (hiện là 2-4 triệu đồng) có hành vi Bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt tăng từ 3-5 triệu đồng lên 30-35 triệu đồng đối với cá nhân; 6-10 triệu đồng lên 60-70 triệu đồng với tổ chức có hành vi Sản xuất biển số trái phép.
=> Xem thêm: Hai siêu xe Porsche trùng biển số bất ngờ chạm mặt trong Khu đô thị Times City
Gắn biển số không rõ chữ, số bị phạt nặng. Dự thảo cũng đề xuất, người vi phạm sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng (trước đây là 800.000-1 triệu đồng) với các hành vi: Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ-moóc và sơmi rơ-moóc).
=> Xem thêm: Vụ 2 xe Mercedes cùng biển số: Ai là chủ nhân biến số ‘xịn’?
=> Xem thêm: Tài xế ô tô cố tình che biển số, đổ xăng rồi 'bùng' tiền bỏ chạy
Chở quá tải sẽ bị phạt nặng. Với hành vi chở quá tải, dự thảo quy định 3 mức vi phạm chở quá tải từ 10-20%, 20-50% và trên 50% thay vì 5 mức như hiện nay. Theo đó, vi phạm chở quá tải từ trên 10% đến 20%, mức phạt 2-3 triệu đồng sẽ tăng lên 4-6 triệu đồng. Chở quá tải từ trên 20% đến 50%, phạt 13-15 triệu đồng (hiện nay phạt 3-5 triệu đồng); chở quá tải trên 50% phạt 40-50 triệu đồng (hiện nay chở quá tải từ trên 100% đến 150% phạt 7-8 triệu đồng; trên 150% phạt 8-12 triệu đồng).
=> Xme thêm: Nhiều xe vào Thủ đô phải quay đầu, ùn tắc kéo dài tại cầu Phù Đổng
Đề xuất tăng mức xử phạt đối với người đua xe máy lên 10-15 triệu đồng. Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt đối với người đua môtô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép là 10-15 triệu đồng (hiện nay là 7-8 triệu đồng). Nếu đua ôtô, mức phạt là 20-25 triệu đồng (hiện nay là 8-10 triệu đồng).
=> Xem thêm: Quái xế 16 tuổi của 'Trường Đua 3K' bật mí tiếng lóng dân đua xe quậy phá
Với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách với người đi môtô, xe máy, dự thảo đề xuất nâng mức phạt từ 200.000-400.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng. Mức phạt này với người đi xe đạp máy, xe đạp điện cũng đề xuất tăng từ 100.000-200.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng.
=> Xem thêm: Hàng trăm ‘quái xế’ chặn đường, đua xe bạt mạng trên cao tốc
Theo dự thảo, mức phạt cũng tăng 6-8 triệu đồng hiện tại lên mức 10-12 triệu đồng với vi phạm về dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe trên đường cao tốc.
=> Xem thêm: Mức phạt đối với xe máy đi vào đường cao tốc năm 2021 thế nào?
Dự thảo tăng mức xử phạt từ 800.000-1,2 triệu đồng lên 1-2 triệu đồng với người điều khiển môtô hai bánh có dung tích xilanh dưới 175cm3 không có bằng lái xe hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bằng lái bị tẩy xóa. Tăng mức phạt lên 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy có dung tích xilanh trên 175cm3, không có bằng lái xe hoặc sử dụng bằng lái hết hạn.
=> Xem thêm: Lê Dương Bảo Lâm buồn vì lần thứ 14 vẫn thi trượt bằng lái xe
Với hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên khi làm nhiệm vụ, mức phạt theo dự thảo mới sẽ từ 6 đến 8 triệu đồng (mức hiện nay từ 3 đến 5 triệu đồng).
Với hành vi của tài xế, chủ xe trốn tránh, không trả tiền phí khi qua các trạm thu phí, dự thảo bổ sung mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng.
=> Xem thêm: TP. HCM sẽ cấm toàn bộ xe thô sơ, xe cơ giới 3 bánh từ 2025
Cùng với việc tăng mức xử phạt, Bộ GTVT còn đề xuất tăng thẩm quyền xử phạt của một số chức danh.
Theo đó, trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an được phạt tiền đối với các lái xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt lên đến 2,5 triệu đồng.
Trưởng công an cấp huyện được quyền xử phạt lên đến 15 triệu đồng và giám đốc công an cấp tỉnh có quyền xử phạt lên đến 37,5 triệu đồng.
Cục trưởng CSGT, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tư lệnh Cảnh sát cơ động cũng có quyền phạt tiền lên đến 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Kèm với đó, chủ tịch UBND các cấp được quy định mức phạt cụ thể: Chủ tịch xã được phạt tiền đối với lái xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt là 5 triệu đồng; chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tối đa 37,5 triệu đồng và chủ tịch UBND cấp tỉnh được ra quyết định xử phạt tối đa 75 triệu đồng.