Những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Thứ ba, 17/08/2021 | 14:09 Theo dõi CFĐT trên

Số liệu Bộ Công Thương cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2021 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%), trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 29,4 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD, tăng 16,5%.

Trong đó, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4%; hàng dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giày dép đạt 12,1 tỷ USD, tăng 27,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 48,5%...

Trong tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 23,15 tỷ USD, chỉ tăng 0,9% so với tháng 6/2021 và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 27,9% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 159,12 tỷ USD, chiếm 85,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Cũng theo Bộ Công Thương, đà tăng trưởng này đến từ hầu hết các mặt hàng chủ chốt của nhóm như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 55,4%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 53,7%... Xuất khẩu hàng dệt may và giày dép tiếp tục duy trì đà phục hồi trở lại với mức tăng trưởng hơn hai con số: hàng dệt và may mặc tăng 14,1%; giày dép các loại tăng 27,7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62,8% so với 7 tháng năm 2020.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,1%/ năm.

Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung cả cả nước. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và vượt dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện và mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện), đạt 17,10 tỷ USD, tăng 64,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Với tốc độ tăng trưởng mạnh, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, đến năm 2020 chiếm 9,6% và trong 6 tháng đầu năm 2021, con số này tăng lên 10,8%.

Tăng trưởng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung của mặt hàng này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh nghiệp vốn 100% trong nước đã đóng góp ngày càng nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, đặc biệt là trong giai đoạn trước đại dịch Covid-19.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của doanh nghiệp vốn 100% trong nước đều đạt mức 2 con số và cao hơn so với doanh nghiệp FDI: năm 2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của doanh nghiệp trong nước tăng 39,7% so với năm 2018, năm 2018 tăng 36,9%, năm 2017 tăng 31,8% (con số này của doanh nghiệp FDI lần lượt là 8,3%, 25,5% và 27,2%).

Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, do là những doanh quy mô nhỏ nên dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều hơn đến doanh nghiệp trong nước. Kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của doanh nghiệp trong nước trong năm 2020 tăng 33,1% so với năm 2019 thấp hơn mức tăng 51,1% của doanh nghiệp FDI; đáng chú ý, nửa đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của doanh nghiệp trong nước giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020 trong khi đó doanh nghiệp FDI tăng mạnh 78,1%.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp trong nước đã tăng từ 10,2% trong năm 2016, lên 14,2% trong năm 2019, trong năm 2020 giảm xuống 12,7% và trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm xuống 7,8%.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhìn chung xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Trong số các thị trường lớn kể trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng; thị trường EU và Hàn Quốc tương đối ổn định; còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông có xu hướng giảm.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Công Thương hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng mở ‘luồng xanh’ cho vận tải đường thủy

Bộ Công Thương hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng mở ‘luồng xanh’ cho vận tải đường thủy

Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng xem xét, giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, mở luồng xanh cho vận tải đường thủy.
Hà Nội hỗ trợ 15 - 100% tiền nước sạch cho người dân

Hà Nội hỗ trợ 15 - 100% tiền nước sạch cho người dân

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 16/NQ-HĐND về hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Bất chấp Covid-19, kinh tế các tỉnh biên giới vẫn tăng trưởng dương

Bất chấp Covid-19, kinh tế các tỉnh biên giới vẫn tăng trưởng dương

6 tháng đầu năm 2021, 20/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nhiều tỉnh tăng trưởng với tốc độ 2 con số. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn khu vực vực biên giới tiếp tục phát triển.
Giá nhà phố Chùa Bộc tăng 'chóng mặt' sau thông tin mở rộng đường

Giá nhà phố Chùa Bộc tăng 'chóng mặt' sau thông tin mở rộng đường

Sau thông tin mở rộng đường, đất phố Chùa Bộc được rao bán như phố cổ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư không nên mua "ăn theo" nhằm kiếm lời.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hơn 500 nhà máy Thái Lan

Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hơn 500 nhà máy Thái Lan

Theo Trung tâm xử lý tình hình Covid- 19 Thái Lan, từ đầu tháng 4 đến nay, đợt dịch Covid 19 thứ 3 đã tác động mạnh đến hoạt động của 518 nhà máy có tổng số 36.861 người lao động tại 49 tỉnh thành cả nước.
Thanh niên 27 tuổi trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới vì một lý do không tưởng

Thanh niên 27 tuổi trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới vì một lý do không tưởng

Sau một phản ứng dị ứng, Johnny Boufarhat, thanh niên 27 tuổi buộc phải chôn chân ở nhà. Niềm khao khát ra ngoài thôi thúc anh thành lập nền tảng sự kiện trực tuyến trị giá tỷ USD.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp