Giá nhà phố Chùa Bộc tăng 'chóng mặt' sau thông tin mở rộng đường

Thứ ba, 17/08/2021 | 11:38 Theo dõi CFĐT trên

Sau thông tin mở rộng đường, đất phố Chùa Bộc được rao bán như phố cổ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư không nên mua "ăn theo" nhằm kiếm lời.

pho-chua-boc

Giá nhà phố Chùa Bộc tăng dựng đứng

Mới đây, UBND TP. Hà Nội phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà. Giá đất tại tuyến phố này được phê duyệt ở mức 47,1 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, theo khảo sát trên các trang rao vặt về bất động sản, lượng tin rao vặt bán nhà phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) những ngày gần đây tăng mạnh, với mức giá chào bán trung bình khoảng 150-300 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi lên tới 600 triệu đồng/m2 khiến dư luận xôn xao. Bởi lẽ, mức giá này gần như tương đương với giá đất phố cổ Hà Nội - nơi được xem là có giá đất đắt đỏ bậc nhất Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, trên trang mua bán bất động sản, một căn nhà diện tích 48,2m2 được rao bán với giá lên tới 29 tỷ đồng, tương đương mức giá 602 triệu đồng/m2. 

Phố Chùa Bộc là một trong những con phố được giới trẻ biết tới bởi tập trung nhiều cửa hàng thời trang. Đây cũng là khu vực gần nhiều trường đại học và có mật độ dân cư cao. Chính vì thế, các cửa hàng mặt phố khu vực này luôn có giá bán cao và cho thuê tốt.

Mặt bằng tại phố Chùa Bộc có diện tích 100m2, mặt tiền 5m dược rao giá 75 triệu đồng/tháng. Một căn nhà diện tích nhỏ hơn 4 tầng có giá khoảng 100 triệu đồng/tháng, thuê cả nhà. Một số diện tích nhỏ hơn tầm 20m2 có giá thuê từ 20 triệu đồng/tháng.

=> Xem thêm: Hà Nội đền bù ‘đất vàng’ Phan Kế Bính gần 98 triệu đồng/m2 để mở rộng đường

Chuyên gia cảnh báo không nên mua "ăn theo" nhằm kiếm lời

Chuyên gia cảnh báo không nên mua
Chuyên gia cảnh báo không nên mua "ăn theo" nhằm kiếm lời

Theo VTC News, các chuyên gia cho rằng, chuyện dự án làm cầu, làm đường mở đến đâu, bất động sản “sốt” tới đó là thực trạng nhiều năm nay và cũng có nhiều nhà đầu tư nhờ đón sóng từ những chính sách xây dựng hạ tầng đã trúng đậm. Tuy nhiên, ngược lại hiện nay có nhiều dự án hạ tầng đến khi khởi công hoặc khánh thành lại không tạo giá trị cao như nhà đầu tư mong đợi.

Bởi thực tế thời gian chuẩn bị dự án rất lâu, đến khi chính thức thì mọi giá trị gia tăng, trong đó có cả giá kỳ vọng đều đã được “cơn sốt” trước đó cộng hết vào. Thực tế cho thấy rất nhiều nhà đầu tư sau mua bị om vốn, thậm chí lỗ lớn.

Nếu muốn "ăn theo" hạ tầng thì các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ thời hạn triển khai dự án, những yếu tố có thể cộng vào giá, kể cả mức tăng kỳ vọng để biết mức giá đó còn hấp dẫn hay không. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế, tiềm lực của địa phương đó có thể phát triển kinh tế, đô thị, thị trường bất động sản được hay không rồi mới quyết định xuống tiền.

Bởi không phải bất cứ dự án hạ tầng nào cũng có thể giúp thị trường bất động sản phát triển, nhất là đối với các địa phương không có tiềm năng. Nhiều nơi hạ tầng thênh thang nhưng thực tế không phát triển được đô thị do không có tiềm lực để đầu tư.

=> Xem thêm: Dự án Five Star West Lake xây trên 'đất vàng' không qua đấu giá

Được biết, dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, từ Học viện Ngân hàng đến cổng trường Đại học Công đoàn có tổng chiều dài trên 521m. Dự án gồm các hạng mục: nền, mặt đường, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, tổ chức giao thông và các công trình phụ trợ khác.

Trong phương án thiết kế, khi hoàn thiện góc 1/4 phố Chùa Bộc, sẽ tiến hành chỉnh trang, cải tạo bên phải tuyến, bắt đầu từ cổng Học viện Ngân hàng qua góc ngã tư, tiếp đến tuyến phố Tây Sơn (hướng đi Nam Đồng), kết thúc tại cổng trường Đại học Công đoàn. Sau khi mở rộng, mặt đường tuyến phố Chùa Bộc trong nút giao sẽ rộng từ 23 - 30m; đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m; vỉa hè rộng trung bình 3m.

Dự án này có tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng. Trong đó, hơn 470 tỷ đồng là dành cho chi phí giải phóng mặt bằng. Phạm vi dự án có khoảng 110 hộ dân thuộc diện phải GPMB. Vị trí tái định cư đã được bố trí chấp thuận tại nhà CTI.2 và nhà CTI.1-1 (các toà: A, B), khu nhà ở Vĩnh Hoàng (quận Hoàng Mai). Cũng trong việc giải phóng mặt bằng, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án mở rộng đường Phan Kế Bính (quận Ba Đình). Theo đó, tại vị trí 1 đường Phan Kế Bính, giá đất bồi thường là 97.812.330 đồng/m2 và tại vị trí 1 đường Linh Lang (quận Ba Đình) là 93.127.000 đồng/m2.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Cá nhân kinh doanh bất động sản sẽ phải thành lập doanh nghiệp?

Cá nhân kinh doanh bất động sản sẽ phải thành lập doanh nghiệp?

Bộ Xây dựng đang đề xuất quy định tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cùng ngành nghề mới được kinh doanh bất động sản.
Một số chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản

Một số chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản

Dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy nhiên thị trường bất động sản hết quý II vẫn có những tín hiệu lạc quan, khi số lượng giao dịch thành công tăng. Có kết quả đó là nhờ những chính sách mới đuợc ban hành có tác động đến thị trường.
Giá nhà ở Hong Kong lại phá vỡ kỷ lục đắt đỏ trên thế giới

Giá nhà ở Hong Kong lại phá vỡ kỷ lục đắt đỏ trên thế giới

Giá nhà tại Hong Kong (Trung Quốc) đã tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh giá bất động sản trên toàn cầu tăng vọt nhờ tỷ lệ vay thế chấp thấp và nhu cầu mạnh.
Hà Nội: Tăng cường mạnh tuần tra, xử lý vi phạm về giãn cách xã hội

Hà Nội: Tăng cường mạnh tuần tra, xử lý vi phạm về giãn cách xã hội

Công an TP Hà Nội sẽ triển khai 06 Tổ kiểm tra cơ động mạnh, sẽ tiến hành kiểm tra 100% người và phương tiện lưu thông qua các tuyến phố đã được xác định lập chốt; kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm quy định về giãn cách xã hội; phòng chống dịch bệnh và các vi phạm pháp luật khác…
Người Việt tiêu thụ 7 tỷ gói mì ăn liền trong một năm, đứng thứ 3 thế giới

Người Việt tiêu thụ 7 tỷ gói mì ăn liền trong một năm, đứng thứ 3 thế giới

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền trên toàn thế giới tăng mạnh. Trong năm 2020, người Việt đã tiêu thụ trên 7 tỷ gói mì ăn liền.
Sáng 17/8: Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19

Sáng 17/8: Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, kể từ 18h00 ngày 16/8 đến sáng nay, Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới, trong đó có 03 trường hợp tại cộng đồng và 14 tại khu cách ly.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp