Người Việt tiêu thụ 7 tỷ gói mì ăn liền trong một năm, đứng thứ 3 thế giới

Thứ bảy, 14/08/2021 | 10:49 Theo dõi CFĐT trên
Người Việt tiêu thụ 7 tỷ mì ăn liền trong một năm, đứng thứ 3 thế giới
Người Việt tiêu thụ 7 tỷ mì ăn liền trong một năm, đứng thứ 3 thế giới

Theo Bộ Công Thương, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, cá biệt có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì ăn liền tăng 300%. Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó, nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài.

"Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này", WINA lý giải.  

Tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam tăng mạnh 

Theo dữ liệu từ WINA, thị trường châu Á có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất. Đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020, thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%.

Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ mì ăn liền không cao như Việt Nam.

Theo WINA, trong năm 2020, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 7,03 tỷ gói mì ăn liền, đứng sau Trung Quốc/Hong Kong và Indonesia. Nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%.

Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

Điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng.

Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,10% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippines là một quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu nhất.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Phấn đấu năm 2025, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 đến 5.000 USD

Phấn đấu năm 2025, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 đến 5.000 USD

Theo Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700-5.000 USD.
Kinh tế thế giới đang phục hồi, cơ hội nào cho các nhà sản xuất Việt Nam?

Kinh tế thế giới đang phục hồi, cơ hội nào cho các nhà sản xuất Việt Nam?

Theo Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… vẫn tiếp nhận nhiều đơn hàng quốc tế mới nhờ sự dịch chuyển chuỗi sản xuất.
Chợ kiểu mới thời “xã hội giãn cách”

Chợ kiểu mới thời “xã hội giãn cách”

Bố trí xe lưu động, bán hàng theo combo, không tiếp xúc, bê chợ ra chỗ thoáng, tổ đi chợ hộ, đưa hàng thiết yếu lên chợ điện tử… những cách bán hàng sáng tạo này đang được một số địa phương áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Giao dịch bất động sản vẫn sôi động dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Giao dịch bất động sản vẫn sôi động dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên thị trường trong quý II/2021 cơ bản vẫn phát triển ổn định, giá giao dịch tại hầu hết các địa phương có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu là nhà ở trung cấp và cao cấp, nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp còn rất hạn chế.
Ngăn chặn 1 tấn lợn thịt nhiễm dịch tả Châu Phi 'tuồn' vào thị trường

Ngăn chặn 1 tấn lợn thịt nhiễm dịch tả Châu Phi 'tuồn' vào thị trường

Vào hồi 18 giờ ngày 11/8, Đoàn kiểm tra liên ngành cơ động Phòng chống dịch động vật tỉnh Bắc Giang kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 99C-201.43 tại quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Sáng 14/8: Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca mắc mới COVID-19

Sáng 14/8: Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca mắc mới COVID-19

Sáng nay 14/8, CDC Hà Nội cho biết chỉ có 2 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận trong đêm qua. Cả 2 ca mắc mới đều đã được cách ly từ trước.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp