Nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam tiếp tục nhập siêu

Thứ ba, 06/07/2021 | 20:27 Theo dõi CFĐT trên
Nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam tiếp tục nhập siêu
Nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam tiếp tục nhập siêu

Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh làn sóng thứ tư của dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Việt Nam, đã có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại của nước ta. Nhiều tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang có số ca bệnh tăng cao, nhiều khu công nghiệp phải đóng cửa, nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu của một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá cao 36,1%, đạt 159,1 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chủ yếu đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2020: Trung Quốc tăng 53%; Hàn Quốc tăng 21,1%; ASEAN tăng 47,7%; EU tăng 16,3%.

Giá trị nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng cao với cùng kỳ năm 2020, trong đó ô tô tăng 78,4%; kim loại thường tăng 61,2%; chất dẻo tăng 54,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 22,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,7%; sắt thép tăng 40,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 37,3%; sản phẩm hóa chất tăng 34,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 34,2%; vải tăng 32,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 22,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 22%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, một trong những nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu của các mặt hàng tăng mạnh là do chỉ số giá nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,24% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2021 tăng 3,28%). Trong đó, giá nhập khẩu của một số mặt hàng quan trọng phục vụ gia công sản xuất tăng: kim loại thường khác tăng 12,8%; sắt thép tăng 7,65%; vải tăng 1,65%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 1,62%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 0,56%.

Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng trưởng cao hơn kim ngạch xuất khẩu (nhập khẩu tăng 36,1%; xuất khẩu tăng 28,4%) đã đưa cán cân thương mại 6 tháng đầu năm nhập siêu 1,47 tỷ USD (trong khi, cùng kỳ năm 2020 đạt xuất siêu 5,86 tỷ USD). 

Tuy nhiên, xét theo cơ cấu hàng nhập khẩu thì tỷ trọng tư liệu sản xuất chiếm đến 93,9% tổng kim ngạch, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 149,32 tỷ USD, tăng 36,7%; trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 71,97 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 45,2% (giảm 1 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 77,35 tỷ USD, tăng 40,2% và chiếm 48,6% (tăng 1,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 9,78 tỷ USD, tăng 28% và chiếm 6,1% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất có tốc độ tăng cao, đặc biệt nhóm hàng phục vụ cho sản xuất là nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu tăng tới 40,2% (tỷ trọng tăng 1,4 điểm phần trăm) cho thấy dấu hiệu phục hồi sản xuất có tiến triển tốt và khả quan.

Tổng cục Thống kê cho biết, nếu không có giải pháp hạn chế nhập siêu thì việc nhập siêu lâu dài và nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng sẽ phần nào gây ra những tác động không tốt trong nền kinh tế. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng nhiều, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm, sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất trong nước.

Theo Tổng cục Thống kê, dự báo kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, tập trung một số nội dung liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu như: Bảo vệ sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế; kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước; sử dụng chính sách thuế phù hợp theo hướng có lợi cho nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm; thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, ngành hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì giá cước vận tải hàng hải tăng đột biến

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì giá cước vận tải hàng hải tăng đột biến

Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, có doanh nghiệp đã phải đóng cửa, dừng tất cả đơn hàng vào tháng 12/2020 do cước vận tải hàng hải tăng quá cao.
Việt Nam hoàn thành hai mục tiêu lớn cho sản xuất và xuất khẩu gạo 2020

Việt Nam hoàn thành hai mục tiêu lớn cho sản xuất và xuất khẩu gạo 2020

2020 là một năm mà tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế đều gặp những khó khăn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những nỗ lực không ngừng nghỉ của người dân và chỉ đạo sát sao của Chính phủ đã giúp Việt Nam hoàn thành hai mục tiêu lớn cho sản xuất và xuất khẩu gạo 2020.
Khó tin: Giá container tăng 'phi mã' khiến xuất khẩu Việt Nam tắc nghẽn

Khó tin: Giá container tăng 'phi mã' khiến xuất khẩu Việt Nam tắc nghẽn

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang kêu trời vì không thể cạnh tranh nổi khi giá container ngày một cao. Việc thiếu hụt container rỗng đã khiến cho các doanh nghiệp này gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng quá ra nước ngoài.
Một đại gia bất ngờ rót 6.500 tỷ đầu tư siêu dự án sinh thái nghỉ dưỡng 1.500ha tại Bắc Kạn

Một đại gia bất ngờ rót 6.500 tỷ đầu tư siêu dự án sinh thái nghỉ dưỡng 1.500ha tại Bắc Kạn

Mới đây, cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, thông tin UBND TP. Bắc Kạn và Công ty TNHH Tập đoàn Kim Nam (Kim Nam Group) đã ký cam kết tài trợ quy hoạch tại khu vực hồ Nặm Cắt. Đây được xem là siêu dự án sinh thái nghỉ dưỡng có quy mô lớn nhất tại TP. Bắc Kạn, quy mô diện tích lên tới 1.500ha, thuộc xã Dương Quang.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/7: Mất 56 điểm về mốc 1.354, Vn-Index đánh dấu xu hướng giảm trong phiên tới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/7: Mất 56 điểm về mốc 1.354, Vn-Index đánh dấu xu hướng giảm trong phiên tới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/7: Phiên hôm nay ghi nhận áp lực chốt lời khốc liệt lên hàng loạt những mã blue chip khiến thị trường rơi khỏi mốc 1.400 điểm về 1.354 điểm. Đây thực sự là tín hiệu xấu khi áp lực bán sẽ còn có khả năng hiện hữu trong phiên sau.
Hàng trăm doanh nghiệp ở Bắc Giang hoạt động trở lại

Hàng trăm doanh nghiệp ở Bắc Giang hoạt động trở lại

Tính đến ngày 5/7, tại Bắc Giang, 262 doanh nghiệp với khoảng 74.500 lao động trong các khu và cụm công nghiệp đã hoạt động trở lại sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp